Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Đi Nga nên chuẩn bị những gì

Đi du lịch không còn là một khái niệm quá xa lạ đối với mỗi người chúng ta, nhất là khi đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng đang ngày một nâng cao. Hiện nay, bên cạnh các điểm du lịch trong nước đang rất được yêu thích, khách du lịch cũng có nhu cầu muốn được ra nước ngoài để thỏa mãn trí tò mò khám phá. Một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách hiện nay đó chính là đất nước Nga xinh đẹp – xứ sở của những cây Bạch dương và tuyết trắng mỗi độ đông về. Tuy nhiên để chuyến đi du lịch Nga của bạn trở nên trọn vẹn và hoàn hảo nhất, hãy cùng Tiên Phong travel điểm qua những thứ bạn cần phải chuẩn bị trước khi khởi hành ngay tại dưới đây nhé.

1. THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH NGA
Điều đầu tiên cần được quan tâm khi đi du lịch nước ngoài đó chính là thủ tục xuất nhập cảnh. Nga là một đất nước rất tôn trọng văn hóa nơi công cộng vì vậy khi làm thủ tục nhập cảnh, du khách nên xếp hàng tránh chen lấn xô đẩy và chú ý đứng sau vạch đỏ quy định của hải quan Nga. Khi nhập cảnh vào Nga mỗi du khách sẽ có 1 tờ giấy nhập cảnh. Tờ giấy này rất quan trọng (đứng thứ 2 sau hộ chiếu) trong thời gian quý khách lưa lại nước Nga. Không có giấy nhập cảnh quý khách sẽ không được lưu trú tại khách sạn. Nếu mang theo những tài sản có giá trị, đặc biệt là ngoại tệ lớn hơn 7000$ bạn phải khai báo với hải quan tại sân bay để tránh trường hợp bị mất hay thất lạc.

Một vài thông tin đáng lưu ý chung khi xin visa du lịch Nga:

Nếu muốn đến nhập cảnh vào nước Nga để du lịch, du khách phải đến xin visa nhập cảnh tại các cơ quan Lãnh sự quán và Bộ Ngoại giao Nga ở nước ngoài. Qúy khách là người Việt Nam thì sẽ làm thủ tục này tại:

* Đại sứ quán Liên bang Nga tại Hà Nội: Địa chỉ: 191 Đường La Thành. Tel: 04-38336991/ 38336992
* Tổng Lãnh sự quán Liên bang Nga tại Đà Nẵng: Địa chỉ: 22 Trần Phú. Tel: 0511-33822380/33818528
* Tổng Lãnh sự quán Liên bang Nga tại TP. Hồ Chí Minh: Địa chỉ: 40 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3. Tel: 08-39303936

Để xin visa du lịch Nga, quý khách cần chuẩn bị những loại giấy tờ dưới đây:

- Hộ chiếu xuất ngoại. Thời hạn hiệu lực của hộ chiếu đến thời điểm kết thúc hạn thị thực yêu cầu ít nhất là 6 tháng.

- Bản khai điện tử xin cấp thị thực (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga, in và dán ảnh vào).

- 1 ảnh kích thước 3,5cm x 4,5 cm phông nền trắng, nhìn thẳng, thấy hai tai, không đeo kính.

- Giấy mời nhập cảnh vào Liên bang Nga (bản chính) hoặc (phụ thuộc vào mục đích chuyến đi) giấy tờ đi du lịch, vé đi lại, công hàm không ký tên của Bộ Ngoại giao nước sở tại.

- Giấy chứng nhận không mắc virus HIV.

- Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng).

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

- Chứng minh công việc:

+ Nếu là chủ doanh nghiệp: giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất nếu có (công chứng).

+ Nếu là nhân viên: hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất, đơn xin phép nghỉ đi du lịch (bản sao, có đóng dấu treo công ty) hoặc Quyết định cho đi du lịch của công ty (trường hợp công ty cho đi du lịch).

- Chứng minh tài chính: giấy tờ nhà đất, sổ tiết kiệm hoặc sao kê tài khoản ngân hàng (tối thiểu 100.000.000 vnd)… (bản sao, công chứng).

- Giấy tờ chứng minh lưu trú tại nước ngoài: booking vé máy bay và khách sạn.

- Giấy tờ do công ty du lịch Nga mời được Cơ quan Nga ủy quyền.

- Và một số giấy tờ liên quan khác sẽ được tư vấn khi làm hồ sơ.

2. TRANG PHỤC, QUẦN ÁO VÀ CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT
Việc đi du lịch tại 1 đất nước xa xôi thì việc chuẩn bị hành lý, quần áo và các vật dụng khác là vô cùng quan trọng. Trong hành lý của mình, các bạn tuyệt đối không được mang thực phẩm sống hay chất lỏng như nước mắm, mắm tôm… vì lý do an toàn thực phẩm. Các đồ vật sắc nhọn như dao, kéo, bấm móng tay cũng nên hạn chế mang theo trong hành lý bởi sẽ khó để qua máy kiểm tra hành lý và cửa hải quan. Tùy vào thời điểm bạn đi du lịch tại Nga mà chọn ra cho mình những bộ quần áo phù hợp. Sau đây là những gợi ý cực hay giúp bạn chuẩn bị được trang phục, quần áo và các vật dụng cần thiết phù hợp:

- Du khách sẽ bay một hành trình dài vì vậy du khách chọn cho mình trang phục thoải mái, lịch sự.

- Du khách nên chuẩn bị quần áo phù hợp với khí hậu tại thời điểm sang du lịch Nga.

- Các du khách nên chọn loại giầy, dép thấp khi đi tham quan.

- Ngoài vật dụng cá nhân, du khách nên mang theo ô nhỏ, tất, mũ, khăn quàng cổ và áo khoác nhẹ, áo len, thuốc cảm cúm và đau bụng.

- Độ ẩm của nước Nga rất thấp nên một số khách do thay đổi thời tiết đột ngột dễ bị chảy máu cam, khô da, nứt môi… du khách nên mang theo nước muối sinh lý, cream dưỡng da, son dưỡng môi…

- Do giá tiền giặt là áo quần cao, các du khách nên mang theo bàn là, xà phòng. Mang theo máy cạo râu, máy sấy tóc… (nếu cần).

- Điện sử dụng ở Nga thưởng là 220V. Loại ổ cắm là 2 chấu tròn. Tốt nhất, du khách nên mang theo ổ cắm trung gian "đa năng" để có thể sử dụng trong mọi tình huống.

Xem thêm thuê wifi quốc tế

3. TIỀN TỆ VÀ MUA SẮM
Tiền tệ: Khi đi du lịch tại nước ngoài việc đổi từ tiền Việt Nam sang ngoại tệ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đơn vị tiền tệ của Nga là đồng RUP. Tùy vào từng thời điểm  mà tỷ giá giữa đồng RUP và VND sẽ khác nhau. Bạn có thể đổi tiền tại sân bay, ngân hàng, máy đổi tiền hoặc nhờ hướng dẫn viên đổi giúp. Tất cả các điểm thu-đổi ngoại tệ tại ngân hàng thường mua vào thấp hơn và giá bán ra cao hơn. Chính vì thế, bạn phải luôn kiểm tra tỷ giá ngoại tệ và không nên đổi tiền ở những nơi không đựơc cấp giấy phép. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng nhiều tiền hơn và cũng để đảm bảo an toàn, chúng tôi khuyên bạn nên mở các loại thẻ như Visa card hay Master card…

Mua sắm:

- Khi mua hàng tại các cửa hàng hay trong chợ, du khách nên trả giá và chọn lựa kỹ càng.

- Những mặt hàng mua tại nước ngoài từ 300 USD trở lên về tới của khẩu Việt Nam sẽ bị đánh thuế.

- Hàng hoá ở Nga rất đắt. Khi mua hàng hoá, khách nước ngoài phải chịu một khoản thuế VAT dao động từ 18 - 20% tuỳ theo sản phẩm.

- Thuốc lá ở Nga có giá từ 2 - 3 USD/gói, chủ yếu là thuốc Marlboro, Parliament, L&M, …

- Mua sắm tại các siêu thị, du khách đối chiếu giá cả, vì các siêu thị giá bán chênh lệch khá nhiều. Hàng mua tại các cửa hàng hay trong chợ, du khách nên trả giá.

- Khi đi mua sắm nên mang theo một máy tính cá nhân.

4. MANG THEO THUỐC KHI ĐI DU LỊCH NGA
Khi đi du lịch xa, đặc biệt là du lịch nước ngoài bạn không thể không mang theo những loại thuốc sau:

Thuốc chống say tàu, xe
Thuốc chống say xe cực kì cần thiết, đặc biệt trong các chuyến đi chơi xa. Thuốc thường dùng là dimenhydrinat với khoảng 80 tên biệt dược.

Thuốc giảm đau, cảm cúm
Những cơn sốt hoặc đau đầu có thể xảy đến bất cứ lúc nào khi thời tiết đột ngột thay đổi. Thuốc thường dùng và tương đối an toàn hiện nay là Paracetamol như Acemol, Efferalgan, Panadol, Hapacol....

Thuốc dị ứng
Những biểu hiện của dị ứng thường là xuất hiện nhiều vết mẩn đỏ trên da gây ngứa ngáy, khó chịu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy..

- Cetirizine: Dạng viên 10mg dùng 1 viên/ngày. Thuốc không dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi.

- Terfenadine: Dạng viên 60mg và 120mg, có dạng hỗn dịch cho trẻ em dưới 12 tuổi. Hiện nay thuốc này cần được dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

- Loratadine: Viên 10mg uống một viên/ngày vào bữa ăn sáng.

Trên thị trường có nhiều loại thuốc dị ứng khác nhau. Bạn hiền nên đến nhà thuốc để được các dược sĩ tư vấn loại thuốc phù hợp với bản thân, tránh dị ứng với các thành phần của thuốc. Cân nhắc kĩ trước khi sử dụng. Trong trường hợp khẩn cấp, cần uống thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Thuốc dùng khi ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, thuốc trị tiêu chảy hay nôn ói
Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Berberin. Biểu hiện của ngộ độc thức ăn là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi… Thường gặp khi ăn đồ lạ, không đảm bảo vệ sinh, không được nấu chín.

Đất nước Nga xinh đẹp là một quốc gia rộng lớn nhất thế giới, có khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực, không lạnh quá và cũng không nóng quá chính vì vậy nơi đây rất phát triển cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, du lịch…  Nước Nga có hơn 16 dân tộc, mỗi dân tộc lại có một nét văn hóa đặc trưng riêng và chịu ảnh hưởng của nền tư tưởng tôn giáo chính thống là Slav. Là một đất nước có nền văn hóa vật chất phong phú, một truyền thống mạnh mẽ, có rất nhiều các địa điểm du lịch, các điểm vui chơi, các địa danh lịch sử nổi tiếng nên rất hấp dẫn bạn bè khắp năm châu đến đây học tập, sinh sống và du lịch. Muốn có chuyến đi du lịch Nga vui vẻ và trọn vẹn cùng bạn bè, người thân và gia đình, bạn hãy thuộc lòng những chia sẻ cực hay về những "Chuẩn bị cần thiết khi đi du lịch Nga" ở trên nhé. Chúc quý khách có một chuyến đi an toàn!

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Những điều cần lưu ý khi du lịch Italia

Ý là một quốc gia có lượng khách du lịch hằng năm ghé thăm lớn nhất trên giới với những công trình lãng mạn những cảnh đẹp thơ mộng mà ít có đất nước nào có được. Du khách đang có dự định đi du lịch Ý hãy tham khảo bài viết ngay sau đây để có một chuyến du lịch đáng nhớ và có nhiều trải nghiệm thú vị.

Nên đi du lịch Ý vào thời điểm nào?
Cũng giống như ở Việt Nam ở Ý có 4 mùa rõ riệt khí hậu khá ôn hòa và du khách có thể đến đây vào bất cứ mùa nào trong năm màu nào cũng là mùa du lịch của đất nước này.

Mùa xuân bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6 hằng năm với nhiệt độ từ 10 đến 25 độ khí hậu khá mát mẻ phù hợp với những chuyến du lịch khám phá lễ hội của thành phố này. Thời tiết đẹp thoáng đãng cùng với cảnh vật đẹp sẽ là một chuyển du xuân đầu năm thú vị.

Mùa hè ở Ý bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9. Thời điểm này nóng nhất ở nước Ý tuy nhiên không gay gắt như ở Việt Nam. Mùa này du khách thường đến những thành phố có những bãi biển để nghỉ mát.

Mùa thu ở Ý từ tháng 9 đến tháng 12 với tiết trời mát mẻ không khí trong lành, cảnh vật lãng mạn nên thơ rất thích hợp chuyến tham quan ở Ý. Mùa này bạn sẽ được tham quan toàn bộ cảnh đẹp của thành phố này.

Còn mùa đông bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, đây là thời điểm lạnh nhất và một số nơi có tuyết.

Để có chuyến du lịch Ý thuận tiện và đẹp nhất bạn nên đến đất nước này vào mùa thu hoặc mùa xuân. Bởi thời gian này  khí hậu mát mẻ và cảnh đẹp thú vị đang chờ đón bạn.

Phương tiện di chuyển đến và đi khi du lịch Ý
Từ Việt Nam tới Ý bạn sẽ di chuyển bằng máy bay. Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều hãng hàng không khai thác đường bay này với những tấm vé máy bay đi Ý giá rẻ. Để sở hữu những tấm vé máy bay giá rẻ thì chúng tôi khuyên bạn một số điều sau:

Nên đặt vé sớm trước hai tháng kể từ tời điểm đi để nhận được những tấm vé máy bay tốt nhất do các hãng hàng không đưa ra.

Đặt vé vào những ngày trong tuần hoặc những chuyến bay đêm muộn sẽ sở hữu những tấm vé máy bay khuyến mại. Thậm chí nếu may mắn bạn có thể nhận được chuyến bay có mức giá thấp nhất.

Tới Ý có rất nhiều phương tiện để bạn có thể lựa chọn di chuyển nhữ máy bay, ô tô, xe máy… Trong số các phương tiện trên thì tàu điện là phương tiên lựa chọn hàng đầu của du khách vớ giá rẻ chất lượng và tiện lợi. Còn du khách là lần đầu du lịch ở Ý thì hãy lựa chọn taxi để di chuyển vì bạn còn bỡ ngỡ nên chỉ cần đưa địa chỉ mà thôi.

Nơi lưu trú khi du lịch Ý
Ở Ý các khách sạn nhà nghỉ đều có môt đặc điểm chung là cổ kính và lãng mạn thê snhuwng bên trong những khách sạn này là những nội thất vô cùng hiện đại bắt mắt và tiện nghi. Đến Ý bạn nên lựa chọn những khahcs snaj ở gần khu vực diu lịch của mình không nên chọn quá khá khoảng cách di chuyển sẽ làm bạn mất thời gian và mất tiền di chuyển đó.

Và một điều bạn cần lưu ý nữa nên tìm hiểu đặt phòng khách sạn trước khi đi du lịch. hãy vào các trang đặt phòng khách sạn du lịch trước dể tìm hiểu hoặc bạn có thể liên hệ với các dịch vụ du lịch để chuẩn kỹ nơi nghỉ nghơi khi đến Ý.

Một số địa điểm tham quan đẹp tại Ý
Ý là một đất nước có rất nhiều danh lam thắng cảnh được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Rất nhiều địa điểm thú vị cho mọi người khám phá hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây :

Tháp ngiêng Pisa

Đây là một trong những biểu tưởng của Italia. Du khách đu du lịch Ý nhất định phải ghé thăm địa điểm này. Tháp nghiêng Pisa được xấy dựng vào thế kur 12 do xây dựng trên nền đất lún vậy nên tháp có hình dáng nghiêng đặc trưng. Địa điểm này trở thành một trong những danh lam nổi tiếng ở Ý.

Xem thêm thuê wifi quốc tế

Nhà thờ Florence Cathedral

Một công trình kiến trúc độc đáo được xấy dựng từ thời kì phục hưng bạn phải kể đến Nhà thờ Florence Cathedral. Đây không chỉ là một borur tưởng của thành phố Florence mà còn là một địa điểm nổi bật có rất nhiều điều đặc biệt dành cho bạn khám phá. Du lịch Ý không đến địa điểm này quả thực lãng phí.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Một số món quà nên mua khi du lịch anh tặng người thân

Mua quà khi đi du lịch Anh hẳn là một câu hỏi khiến bạn luôn phải đau đầu suy nghĩ. Có quá nhiều thứ khiến bạn bị rối và hoang mang rằng không biết đâu là món quà ý nghĩa nhất, đâu là món quà đặc trưng nhất của nước Anh?

Chính vì vậy, ngay sau đây Mixtourist sẽ giúp bạn giải quyết một cánh dễ dàng và nhanh chóng câu hỏi “Đi du lịch Anh nên mua quà gì?”

1. Nước hoa
Nền công nghiệp mỹ phẩm của Anh là một ngành công nghiệp lớn và là một trong những cái nôi về mỹ phẩm của thế giới và đặc biệt là nước hoa. Chính vì vậy, một lọ nước hoa chính hiệu sẽ là món quà du lịch Anh rất được mong đợi.

Miss Dior, loại nước hoa hạng nhất được sản xuất năm 1947 của hãng thời trang Dior, giờ tự hào tuyên bố sự ra đời của cô em gái nhỏ: Miss Dior Cherie. Trong khi cảm hứng thiết kế chiếc lọ đến trực tiếp từ Miss Dior, thì mùi hương được sáng tạo lại, mang vị thơm mát, ngon lành, hấp dẫn của hoa quả.

2. Chú gấu Teddy
Đây là món quà được yêu thích nhất và được mua về làm quà nhiều nhất đối với tất cả các du khách khi đi du lịch Anh.

Đây là món quà đặc trưng từ nước Anh. Những chú gấu trong trang phục hoàng gia Anh trở nên đẹp lỗng lẫy cuốn hút. Chúng rất được trẻ con yêu thích bởi sự dễ thương nhưng cũng được rất nhiều người lớn ưa chuộng mua về trưng bày bởi trang phục đặc trưng của Hoàng gia mà chú khoác trên mình mà không nơi nào có được.

3. Rượu Whisky
Dù bạn có là người sành về rượu hay không thì chắc chắc bạn đã từng một vài lần nghe tới loại rượu Whisky nổi tiếng thế giới này.

Loại rượu này được chưng cất từ đại mạch, ngô, ít đường, nồng độ 40 – 50oC. Nó rất trong, có màu vàng, hương thơm vị mầm lúa nên rất dễ uống. Đây thực sự là một lựa chọn tuyệt vời đối với cánh mày râu và bạn sẽ không còn phải phân vân rằng mua gì khi đi du lịch Anh cho họ nữa.

Xem thêm thuê wifi quốc tế


4. Bánh mince pie
Bánh Mince pie là món bánh đặc trưng nổi tiếng của nước Anh. Đây là món bánh nhồi có nhân là thịt bằm, hoa quả và các loại gia vị. Nó là món ăn truyền thống không thể thiếu trong các gia đình Anh vào các dịp nghỉ lễ.

Bạn có thể dành món quà khi du lịch Anh này cho rất nhiều đối tượng như trẻ em, người già,.... Vì vậy đây sẽ là một món quà bạn chắc phải mua khi đi du lịch Anh.

5. Vật kỉ niệm các đội bóng
Nhắc tới xử sở sương mù, bạn không thể không nhắc tới giải Ngoại hạng Anh với các đội bóng huyền thoại như M.U, Chelsea, Liverpool hay Man City... vì vậy bạn không thể không lựa chọn các vật lưu niệm có in hình các đội bóng như móc chìa khóa, áo phông, mũ....

6. Ấm trà
Có thể bạn hơi ngạc nhiên nhưng đây thực sự là một món quà khi đi du lịch Anh rất thú vị đối với người nhận được nó.

Những bộ ấm trà ban đầu được thiết kế bới nhà nhà thiết kế nổi tiếng là Barber và Osgerby. Và sau đó, khi nhận thấy sự yêu thích của không chỉ người dân nước Anh mà còn nhận được rất nhiều sự mến mộ của du khách nên các ấm trà được thiết kế đa dạng và đặc sắc hơn. Những bộ ấm trà được thiết kế đặc biệt theo các công trình, biểu tượng nổi tiếng của nước Anh rất thú vị và đặc trưng.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Những trung tâm mua sắm nổi tiếng tại Ginza

Nếu đến thăm Tokyo, Nhật Bản, bạn sẽ không thể bỏ qua khu phố mua sắm sầm uất Ginza với nhiều trung tâm thương mại, cửa hàng thời trang, nhà hàng và quán cà phê.

Ginza là nơi tập trung đông nhất các cửa hiệu phương Tây ở Tokyo, cũng được công nhận là một trong những quận mua sắm sang trọng nhất thế giới.

Nhiều cửa hiệu thời trang cao cấp có mặt ở đây, có thể kể đến như là: Chanel, Dior, Abercrombie & Fitch, Gucci, và Louis Vuitton. Ngoài ra, tại đây còn có những cửa hàng bán lẻ điện tử hàng đầu của các nhãn hàng như Sony hay Apple.

Hãy cùng Hanoi Tourism khám phá những trung tâm thương mại ấn tượng nhất tại khu phố mua sắm Ginza này nhé!!!

1. Trung tâm thương mại Mitsukoshi
Giờ mở/đóng cửa: 10 giờ sáng – 8 giờ tối.

Trung tâm thương mại Mitsukoshi ( Mitsukoshi Hyakkaten) là dấu mốc của Ginza, nằm ở khu giao cắt quan trọng nhất của khu vực: Ginza 4-chome. Nó có 12 tầng trên mặt đất và 4 tầng hầm.

Đồ ăn nằm ở tầng B2 và B3, là nơi mà bạn nên đến nhất nếu như đang đi thăm quan. Nửa tầng B2 là những gian hàng bán bánh kẹo của Nhật Bản. Tầng B3 có rượu vang, hải sản, thịt và rượu Sake. “Ginza Terrace” trên tầng 9F cũng rất đáng để ghé thăm: Một không gian xanh cây cỏ giống như một công viên cho việc thư giãn nghỉ ngơi. Trung tâm gồm những tòa nhà ban đầu và một tòa nhà nối ở phía đông của Harumi-dori.

2. Trung tâm thương mại Ginza Six
Giờ mở/đóng cửa: 10:30 sáng – 8:30 tối.

Nhà hàng: 11 giờ sáng – 11 giờ tối.

Trung tâm Dịch vụ Du lịch: 9 giờ sáng – 9 giờ tối.
Ginza Six Garden: 7 giờ sáng – 11 giờ tối.

Ginza Six khai trương vào tháng 4 năm 2017 là tòa nhà mua sắm sang trọng 14 tầng nằm ở giao lộ Ginza-6, nơi có gần 250 cửa hàng – phần lớn là các thương hiệu thời trang hàng đầu. Có rất nhiều chỗ ăn uống, có vườn trên sân thượng, và thậm chí là một nhà hát. Đây là một trung tâm bán lẻ lớn, và bạn sẽ có sự trải nghiệm đầy ấn tượng khi đến nơi này. Phải đến thăm nếu bạn đang đến Ginza.

3. Trung tâm thương mại Matsuya
Giờ đóng/mở cửa: 10 giờ sáng – 8 giờ tối.
Nhà hàng 8F: 10 giờ sáng – 10 giờ tối.
Đóng cửa vào ngày 1 tháng 1.

Trung tâm thương mại Matsuya (Matsuya Hyakkaten) là bộ mặt của Ginza từ năm 1925 và hiện nay được đặt trong một tòa nhà màu trắng hiện đại được bao phủ bằng đèn LED.

7 tầng trên của nó được dành riêng cho quần áo, chủ yếu dành cho phụ nữ. Nằm trong một tòa nhà mới, Matsuya là trung tâm thương mại tốt nhất của Ginza về sự rộng rãi của các tầng trên cùng của nó. Tuy nhiên, trong khi đó hai tầng hầm bán thực phẩm – thực phẩm tươi sống trên B2 lại hơi bị chật hẹp và không có gì ấn tượng lắm.

Đối với người mua hàng nước ngoài có một quầy tính tiền hoàn thuế và dịch vụ vận chuyển ở nước ngoài tại tầng 3F. Có phòng trưng bày nghệ thuật trên 7F / 8F và nhà hàng trên 8F.

Xem thêm thuê wifi đi nhật

4. Trung tâm thương mại Wako
Giờ mở cửa chính: 10:30 sáng – 6 giờ tối.
Đóng cửa ngày 31 Tháng mười hai & 1 Tháng một.

Trung tâm thương mại Wako, có từ năm 1947, là một cửa hàng cao cấp 6 tầng bán đồng hồ và đồng hồ đeo tay, quầnáo nam-nữ và phụ kiện, đồ trang sức và trang trí nội thất.

Nơi đây không bán thức ăn, và khá dè dặt hơn so với các trung tâm khác của khu vực. Nó có tòa nhà gắn liền có bán bánh kẹo, tiệm trà và nhà hàng, cửa hàng trên đại lộ Namiki-dori (3 đường phía tây Chuo-dori) cung cấp nhiều mặt hàng hơn trung tâm chính .

5. Hakuhinkan Toy Park
Giờ đóng/mở cửa: 11 giờ sáng – 8 giờ tối.
Nhà hàng tầng 5 / 6F: 11.30 sáng – 10 tối.
Mở cửa 365 ngày️Hakuhinkan là cửa hàng bán đồ chơi đáng kính nhất của Nhật Bản, có từ năm 1899 và có 5 tầng hầu như tất cả mọi thứ liên quan đến đồ chơi như: thú nhồi bông, búp bê, trò chơi điện tử, sở thích, các trò giải trí và nhiều thứ khác – kể cả ăn uống.
Barbie và Likka-chan (một loại búp bê) của Nhật Bản bày bán tại B1. Nhà hát Hakuhinkan (tức địa điểm biểu diễn) nằm trên tầng 8F. Nơi đây là khu thăm quan và mua sắm tuyệt vời cực kỳ đa dạng cho trẻ em và người lớn.

Những trung tâm mua sắm sầm uất tại Nhật Bản

Nhật Bản đất nước phát triển với nhiều trung tâm mua sắm lớn có nhiều loại mặt hàng đa dạng sẽ thỏa mãn niềm đam mê shopping của các tín đồ đam mê du lịch và shopping.

1. Ginza Tokyo
Khu mua sắm Ginza có từ thời kì Edo và ngày nay Ginza được xem là khu mua sắm xa xỉ bậc nhất ở thủ đô Tokyo. Ở Ginza du khách sẽ được thỏa sức lựa chọn các thương hiệu cao cấp, cũng như các cửa hiệu vừa phải . Đây là điểm mua sắm ở Nhật Bản dành dành cho những tín đồ mua sắm với hầu bao dày.

Du khách có thể sắm cho mình đủ món đồ thượng hạng từ quần áo, mỹ phẩm tới các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các nhãn hiệu và  cửa hàng  độc đóa, công phu kết hợp với sự tinh tế nổi bật từ khắp nơi trên thế giới đều có mặt ở khu vực này. Nhiều nhãn hiệu thời trang đã ủy quyền cho những cửa hàng của họ ở Ginza với các nơi như Gucci Café và nhà hàng Armani thu hút du khách tìm kiếm để nghỉ ngơi ăn uống sau một ngày mua sắm. Vào cuối tuần, Ginza sử dụng hokosha tengoku hoặc ngoài đường phố cho khách bộ hành, do vậy những người đi mua sắm cuối tuần có cơ hội dọa phố nhiều khu vực mua sắm nổi tiếng mà không phải lo lắng về tắc nghẽn giao thông.

2. Asakusa Tokyo
Xưa kia, Asakusa là trung tâm của khu bình dân của thành Tokyo cổ (gọi là Edo). Đây là nơi ở của các nghệ nhân, thương nhân và gái mại dâm. Ngày nay, những con hẻm nhỏ lộng gió của Asakusa vẫn đầy những bất ngờ dành cho du khách với những cửa hàng bán sản phẩm truyền thống Nhật Bản như búp bê, trốn Taiko và nhiều đồ lưu niệm thú vị khác.

3. Shinjuku
Shinjuku nằm ở phía Tây hoàng cung khoảng 6 cây số, vừa là một nơi có thương mại, buôn bán phát triển, vừa là địa điểm ăn chơi và giải trí có tiếng của Tokyo.  Ở Shinjuku du khách có thể tìm thấy những món đồ truyền thống thú vị như geta (guốc gỗ Nhật Bản) hay những chiếc túi từ vải kimono sang trọng…

4. Roppongi
Roppongi có cả các yếu tố như là một thị trấn văn phòng và một trung tâm giải trí không bao giờ ngủ với các tụ điểm ăn chơi, bar, pub, Roppongi cũng sở hữu rất nhiều trung tâm mua sắm lớn như Roppongi Hills và Tokyo Midtown. Nổi tiếng phải kể đến là Japan Sword, nơi trưng bày và bán những thanh kiếm tanaka nổi tiếng của samurai. Khu mua sắm ở Nhật Bản này là khu thương mại phát triển mới nhất của Nhận Bản có trên 200 cửa hàng và nhà hàng khiến cho nó trở thành một nơi lí tưởng dành cho ngày khám phá văn hóa địa phương Nhật Bản.

5. Shibuya
Một trong số những khu sầm mua sắm uất nhất của Nhật Bản là Shibuya nơi được xem là “thiên đường vui chơi” của giới trẻ ở Nhật Bản. Tại đây, có cả cửa hàng băng đĩa nhạc với số lượng băng đĩa khổng lồ giá rẻ, nhiều loại trang phục, phụ kiện thời thượng của giới trẻ Nhật Bản. Đặc biệt có một cửa hàng tiêu biểu là tòa nhà thời trang “SHIBUYA 109″ . Mỗi phố có đặc điểm riêng; ví dụ Koen Dori( đại lộ) có cửa hàng bách hóa Seibu và Parco, đại lộ Bunkamura có cửa hàng bách hóa Tokyo và Spain Zaka ( Hill Road) có những cửa hàng quần áo nhỏ và vô vàn các cửa hàng hàng hóa đa dạng.

Xem thêm thuê wifi đi nhật

6. Harajuku & Aoyama
Nổi tiếng với các cô gái theo phong cách Harajuku, khu phố được xem là điểm mua sắm nổi tiếng tại Nhật Bản này luôn chật kín những cửa hàng bán trang phục tự thiết kế. Nếu bạn là fan của phong cách thời trang Harajuku, Lolita…, bạn có thế tới khu phố này để sắm cho mình những trang phục độc đáo, lạ mắt. Các cửa hàng thời trang cao cấp nhỏ của Harajuku và các cửa hàng có thương hiệu làm cho khu vực này trở thành điểm nóng của văn hóa pop và các phong cách mới nổi trội. Trên “đồi Omotesando”, bạn sẽ thấy khoảng 100 của hàng với các nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm “Anniversaire Omotesando”  phổ biến với rượu sâm panh và sô-cô-la với số lượng có hạn  cũng như các cửa hàng nhỏ của Prada, Louis Vuitton và Dior cạnh tranh để bộc lộ nét riêng của họ thậm chí qua lối kiến trúc.

7. Ikebukuro
Ở Ikebukuro, giá cả các đồ dùng rẻ hơn một chút, dành cho những người có hầu bao eo hẹp và không cần mua hàng hiệu. Ikebukuro có nhiều cửa hiệu tạp hóa lớn nơi bạn hoàn toàn có thể mặc cả hạ giá các món đồ được bán trong quầy.

8. Odaiba
Là thánh địa mua sắm nổi tiếng ở Nhật Bản với đầy đủ các thương hiệu danh tiếng cũng như cửa hàng nhỏ, Odaiba là điểm đến rộng cửa chào đón tín đồ du lịch thích tiêu pha lẫn tiết kiệm.

9. Vịnh Tokyo
Vịnh Tokyo là trung tâm thương mại lớn nằm ở trung tâm thủ đô Tokyo với hàng trăm cửa hiệu và trung tâm giải trí đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người khi mua sắm ở Nhật Bản. Du khách có thể dành một ngày lang thang khám phá các cửa hàng mới, các bộ phim và các nhà hàng và các quán cà phê cho người sành ăn. Sẽ không ai bỏ sót Vịnh Tokyo cho một ngày đầy niềm vui với toàn thể gia đình.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Các khu chợ đêm nổi tiếng tại Đài Loan cho khách du lịch

Chợ đêm Shilin
Chợ đêm Shilin nằm ở quận Thạch Lâm, Đài Bắc, là một trong những chợ đêm lớn nhất, phổ biến nhất ở Đài Loan có đầy đủ thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm,….  Tại đây có nhiều ngõ, hẻm bày bán tất cả các mặt hàng từ truyền thống đến hiện đại, một nơi mua sắm lý tưởng của dân địa phương và khách du lịch.

Rìa phía tây của thị trường là Shilin Night Market Food Court - một thiên đường thực phẩm dưới lòng đất. Nhiều thực phẩm truyền thống được phục vụ bởi những người dân thân thiện, luôn sẵn sàng nhiệt tình với công việc. Mức giá của các loại thực phẩm này rất hợp lý, chuẩn bị thật tốt hầu bao để mua sắm và ăn uống nhé!

Rìa phía đông là những nhà nghỉ, khách sạn có giá tốt giúp du khách nghỉ ngơi sau những giờ vui chơi tại chợ. Chợ hoạt động về đêm, đến 1h đêm mới kết thúc.

Chợ đêm Yizhongjie
Nổi tiếng tại Đài Trung, hàng hóa được bày bán tại các khu phố về đêm. Tuy nhiên mua đồ tại đây bạn sẽ không được thử trước. Cũng giống như chợ đêm Shilin, khu chợ này hoạt động khá muộn về đêm. Cửa hàng bán Jinpai ngon và lớn nhất tại Đài Loan nằm trong khu phố này.

Chợ đêm Feng Chia
Chợ đêm Feng Chia cũng rất sầm uất và nổi tiếng ngang với chợ đêm Shilin. Chợ đêm này nằm ở phố Đài Trung, một điểm không thể bỏ lỡ khi đến thăm Đài Loan. Bạn có thể thử nghiệm các món ăn đường phố tại đây.

Guanghua
Thị trường thiết bị điện tử tại Đài Loan rất sôi động, Guanghua được cho là trung tâm của công nghệ Đài Loan đang bùng nổ và các ngành công nghiệp CNTT. Ngoài tòa nhà 6 tầng bao gồm hệ thống hát karaoke hoặc đồ điện tử thì ngay gần đó các làn đường và ngõ hẻm trực tiếp đi về phía nam của khu phức hợp cùng đường Bade là nơi có vô số cửa hàng bán tất cả mọi thứ công nghệ cao. Giá cả các mặt hàng tại đây chuẩn giá, hợp lý, luôn rõ ràng cho du khách tham khảo, một số mặt hàng còn được giảm giá, tặng thêm phụ kiện miễn phí.

Chợ đêm Shida
Nằm gần Đại học Quốc gia Đài Loan, nơi đây có rất nhiều sinh viên và người dân ăn mặc lịch sự, hợp thời trang. Khu chợ này vừa có mục đích mua sắm vừa có những món ăn vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, khu vực này đã giảm thiểu số lượng người tham gia bởi những khiếu nại. Bây giờ nó chủ yếu là khu vực dân địa phương, nằm gần các trạm tàu điện ngầm Taipower.

Chợ đêm Temple Keelung
Chợ đêm đền Keelung phục vụ chủ yếu cho những tín đồ đến đền Dianji để cầu nguyện cho may mắn, may mắn và sức khỏe. Khu chợ đêm này nằm gần đền, có hơn sáu mươi quầy hàng thực phẩm bán tại đây. Một trong những món ăn nhẹ nổi tiếng nhất ở chợ đêm là Dingbiancuo, món bún gạo làm từ nấm, măng, hoa loa kèn hổ khô, tôm khô, sò và thịt lợn băm nhỏ. Đồ ăn nhẹ nổi tiếng khác bao gồm cua bơ, lươn hầm và tempura Đài Loan. Đặc biệt, chợ đêm này nổi tiếng với những món ăn hải sản tươi sống, bạn có thể vừa thưởng thức và mua những loại thực phẩm hải sản tươi sống giúp bạn làm quà cho người thân. Đồ uống đặc trưng tại đây là Paopao Ice, được làm từ đá bào sau đó pha thêm hương vị mứt trái cây và các loại hạt.

Chợ đêm Tunghai
Chợ đêm này được biết đến là khu vực thịnh vượng nhất, nằm gần khu vực Đài Trung và khoảng hai mươi phút từ trung tâm thành phố. Ban đầu nó chỉ gồm một vài cửa hàng sau đó lan truyền cả một huyện với toàn bộ cửa hàng thương mại kéo dài từ Đại học Tunghai.

Chợ đêm Myaudung Fengyuan
Chợ đêm Myaudung Fengyuan nằm ở gần đền Tzu-Chi, nơi thương nhân phục vụ các đám đông người đi vào đền thờ. Một phía bên đền được các thương gia thuê và thành lập các cửa hàng, phục vụ khách du lịch mua sắm.

Chợ đêm Liouhe
Vào đầu những năm 1950, các quầy hàng thực phẩm bắt đầu tụ tập ở bãi đất trống gần Dagangpu ở Kaohsiung Quận Sinsing. An đầu nó được gọi là chợ đêm Dagangpu, và hiện nay nó được gọi là chợ đêm Liouhe.

Khu vực chợ đêm này nằm gần Cao Hùng, ban ngày nó là con đường lưu thông, nhưng vào buổi tối nó biến thành một khu mua sắm quy mô lớn. Các quầy hàng ở đây chủ yếu cung cấp các loại thực phẩm, đồ ăn nhẹ hoặc các trò chơi, một số bán hàng hóa hàng ngày và quần áo. Có hàng chục ngôi nhà bán hàng với giá thấp, nhắm mục tiêu khách hàng gia đình. Tại chợ đêm cũng có nhiều quầy hàng, cửa hàng bán các loại kẹo đá, hương vị đá vụn và đồ uống lạnh cũng rất phổ biến. Hải sản tươi sống cũng trở thành đặc sản khác của chợ đêm. Bạn chỉ được đi bộ quanh khu vực chợ đêm ngoài ra các phương tiện khác đều bị cấm.


Xem thêm thuê wifi đi đài loan

Chợ đêm Ruifeng
Nằm ở phía bắc Cao Hùng, chợ đêm Ruifeng được biết với các món ăn nhẹ với giá thấp. Nó là điểm đến hấp dẫn nhẫn cho người dân địa phương quanh khu vực Cao Hùng.

Chợ đêm Kaisyuan và Jinzuan
Nằm liền kề nhau, hai chợ đêm Jin Zuan và chợ đêm Kaisyuan mở cửa vào năm 2013, được đánh giá là hai chợ đêm lớn nhất tại Đài Loan. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại, nó đã bị sụt giảm 60% trong diện tích so với thời kỳ đầu. Tại các nhà hàng tại đây có những món ăn bình dân, rất ngon, chẳng hạn như teppanyaki, sushi băng tải.

Chợ đêm HuaYuan
Nằm ở phía bắc huyện Đài Nam, tại Junction He-Wei Road và Hải-An Road; HuaYuan cũng được coi là một chợ đêm tốt nhất tại Đài Loan. Chợ đêm này mở cửa vào tối thứ Năm, thứ Bảy và Chủ Nhật, cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm bán rong, trang phục, giải trí, thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Chợ đêm Nanbin
Ban ngày, khu vực này dành cho khách du lịch đi biển, tuy nhiên vào chập tối, những quán hàng mở cửa và biến nơi này trở nên lung linh hơn. Vào những mùa lễ hội, các trò chơi được tổ chức vào mỗi đêm rất náo nhiệt.

Chợ đêm Luodong
Chợ đêm Luodong được biết đến như một trong những thị trường bận rộn nhất và phổ biến nhất là các mặt hàng thực phẩm. Các nhà hàng, cửa hàng được bày bán mở quanh khu vực công viên Chong Shan và bán hàng cho công chúng.

Chợ đêm Dongmen
Ban đầu, nó chỉ là một khu vực nhỏ, sau đó phát triển các khu vực xung quanh để tạo thành một điểm đến du lịch trọng điểm. Nó nằm dưới cầu Yilan Đông Cảng cùng Hemu và Shenghou đường.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Những địa điểm mua sắm lý tưởng tại Pháp

Một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến với kinh đô ánh sáng bằng ve may bay di phap đó chính là mua sắm tại những khu thương mại sầm uất và tấp nập

1. Địa điểm mua sắm nổi tiếng ở thủ đô Paris

Chuyến du lịch đến với thành phố Paris xinh đẹp du khách không chỉ được khám phá vẻ đẹp ấn tượng của kinh đô ánh sáng mà còn có thể mua sắm thỏa thích tại nơi đây. Một số địa điểm mua sắm nổi tiếng ở thủ đô Paris của nước Pháp có thể kể đến như Galleries Lafayette – 1 trong 10 trung tâm mua sắm sang trọng nhất thế giới, Richard Lenoir – khu chợ thu hút nhiều du khách nhất tại thành phố Paris, Marche Des Puces – khu chợ có đến 3000 gian hàng bày bán đầy đủ mọi chủng loại hàng hóa,….

2. Địa điểm mua sắm nổi tiếng ở thành phố Marseille

Marseille là một trong những thành phố lớn nhất của nước Pháp, đồng thời cũng là một trong ba khu đô thị lớn nhất nước này. Mua sắm tại Marseille đem lại cho du khách sự hài lòng và thoải mái. Một vài địa điểm mua sắm nổi tiếng của Pháp ở thành phố Marseiile có thể kể đến như khu trung tâm mua sắm Centre Bourse nằm ở địa chỉ 17, square Belsunce, 13231 Marseille cedex 1, cách bến cảng chỉ khoảng 5 phút đi bộ. Khu trung tâm mua sắm này có ba tầng lầu và 1 tầng lửng, với khoảng 60 cửa hàng lớn nhỏ. Tại đây du khách có thể tìm mua được nhiều mặt hàng khác nhau, từ băng đĩa nhạc đến những món đồ sang trọng, ngoài ra còn có cả nhà hàng, các khu ăn uống và nhiều dịch vụ khác. Centre Bourse mở cửa từ 9g30 – 19g30 hàng ngày, trừ chủ nhật.

La maison du pastis cũng là một địa điểm mua sắm nổi tiếng của nước Pháp chuyên cùng cấp các loại pastis và absinthes. Đến với nơi đây du khách có thể nếm thử 70 loại pastis khác nhau. La Maison không chỉ là một cửa hàng nhỏ, mà nơi đây như là một điểm nhấn, thể hiện nét sáng tạo độc đáo của Marseille. Pastis cùng absinthes cũng không chỉ là rượu mà trong đó còn chứa đựng cả lịch sử lâu đời của vùng đất này. Đến cửa hàng Ma Maison, để mua rượu cùng các loại bình pha lê, bình có quai, ly rượu làm quà, và cũng để tìm hiểu một vài điển tích thú vị về vùng đất cảng.

Xem thêm thuê wifi quốc tế

3. Địa điểm mua sắm nổi tiếng ở thành phố Cannes

Nếu đã đặt chân đến Cannes chắc chắn bạn không thể bỏ qua con đường mua sắm Rue Meynadier với nhiều cửa hàng bán nhiều mặt hàng khác nhau. Loại bơ hảo hạng nhất của thành phố được bán ở Ceneri, số 22 Rue Meynadier; Cannolive (16 Rue Vénizelos) nổi tiếng với những món quà lưu niệm nhỏ xinh; còn những tấm poster của các lễ hội lớn được bán ở Cine-Folie (14 Rue des Frères). Nếu du khách muốn mua rượu thì có thể đến La Cave Forville (3 Forville Market) – một địa điểm mua sắm nổi tiếng ở Pháp nằm gần khu đường này. Forville Market (Marché Forville) nằm giữa khu trung tâm thành phố và đường ray. Khu chợ này bán rất nhiều thực phẩm tươi sống, cá mới vửa được đánh bắt, và có cả chợ hoa tươi ở gần bên. Chợ mở cửa từ 7g00-13g00 các ngày từ thứ ba đến chủ nhật.

4. Địa điểm mua sắm nổi tiếng ở thành phố Lyon

Nếu đã đặt chân đến Lyon bạn nên mua chocolate về cho người thân và bạn bè. Tại Lyon có rất nhiều cửa hàng bán chocolate như : Bernachon ở số 42 cours Franklin Roosevelt là nhà máy sản xuất chocolate hàng đầu thế giới, hay cửa hàng bán chocolate có “bề dày” hơn 100 năm – Voisin, cửa hàng Bouillet (15 place de la Croix Rousse, 14 rue des Arches), đây đều là các địa điểm mua sắm nổi tiếng ở Pháp.

Ngoài ra du khách cũng có thể ghé thăm các khu chợ lớn ở đây để có thể tìm hiểu nhiều hơn về hàng hóa ở Lyon. Mỗi buổi sáng từ thứ ba đến chủ nhật, có khu chợ bên sông Saone và một khu chợ khác ở giao lộ de la Croix-Rousse. Khu chợ Les Halles de Lyon ở 102 cours Lafayette thì mở cửa mỗi ngày, còn chợ ở quau Fulchiron mở cửa vào sáng chủ nhật từ 8g00-13g00.

5. Địa điểm mua sắm nổi tiếng ở thành phố Bordeaux

Được biết đến là xứ sở của rượu vang nổi tiếng khắp thế giới chính vì vậy khi đến với vùng đất này bạn không thể bỏ qua những chai rượu vang làm quà. Các địa điểm mua sắm nổi tiếng ở Bordeaux – Pháp có thể kể đến như khu “tam giác vàng” – allées de Tourny, cours de I’intendance và cours Clemenceau – là khu tập trung rất nhiều cửa hàng lớn nhở của thành phố này, bao gồm cả những những cửa hàng rượu vang nổi tiếng: L’Intendant (2 allées de Tourny), Vinothèque de Bordeaux (8 cours du XXX Juillet). Ngoài ra du khách còn có thể mua đến khu quận Chartrons để mua vài món đồ cổ hay tham quan chợ sách, chợ ẩm thực dọc đường quai des Chartons.

Những trung tâm mua sắm nổi tiếng tại Thái Lan

Từ lâu, Thái Lan đã trở thành “nơi mơ đến, chốn mong về” của nhiều khách du lịch thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á. Sẽ có hàng trăm đáp án khác nhau cho câu hỏi “Vì sao bạn lại thích đến Thái Lan?”, có thể vì người dân thân thiện, nhiệt tình, nhiều cảnh đẹp, thức ăn ngon. Nhưng chắc chắn phân nửa số đó sẽ đề cập đến cảm giác thỏa mãn khi mua sắm ở Thái Lan – một thiên đường mua sắm giữa lòng Đông Nam Á. Tưởng như cứ xuống mỗi trạm tàu điện ngầm khác nhau bạn sẽ bắt gặp ngay một khu mua sắm luôn tấp nập khách ra vô.

Cùng “dạo quanh” một vòng những khu mua sắm ở Thái Lan chưa bao giờ hết “hot” trong cả thập kỉ nay, chắc chắn sẽ không bao giờ hạ nhiệt trong cả thập kỉ tới và nhanh nhanh lên kế hoạch làm mới tủ đồ của bạn cho chuyến đi sắp tới thôi nào.

1. Central World
Được đưa vào hoạt động từ năm 2006, Central World Plaza là trung tâm mua sắm lớn thứ 3 châu Á và lớn thứ 6 thế giới. Mặc dù ngày càng có nhiều trung tâm mua sắm mới mở cạnh tranh, điển hình là Siam Paragon ngay bên cạnh, nhưng nó vẫn luôn là một trong những trung tâm thương mại được ưa chuộng nhất Thái Lan.

Khuôn viên bên ngoài được xem là một không gian mở, nơi mọi người có thể thường xuyên thưởng thức triển lãm hay các buổi biểu diễn. Khu vực bên trong là tám tầng với nhiều cửa hàng, quán cà phê và nhà hàng khác nhau. Mỗi tầng chuyên biệt một loại mặt hàng riêng, ví dụ như tầng 2 là trang phục phụ nữ, tầng 3 dành cho nam giới và tầng 6 là đồ trẻ em. Không gian bên trong rộng đến nỗi có khu trưng bày và bán xe ô tô ngay tại đây.

Central World có hai cửa hàng lớn là Zen và Isetan, cả hai đều chiếm trọn một tầng riêng với nhiều thương hiệu khác nhau. Mỗi thương hiệu được bày ở khu riêng biệt nhưng không có vách ngăn giữa chúng, tạo cảm giác thoải mái và thú vị.

Tại đây cũng có những cửa hàng bán các sản phẩm thể thao lớn nhất Bangkok như Super Sport, nơi bạn có thể tìm thấy tất cả những thứ bạn cần từ trang phục cho đến các dụng cụ.

Tầng 7 có nhiều nhà hàng lớn với đa dạng các món ăn. Tầng này được xem như một siêu thị đa năng – Gourmet Market, tưởng như họ đều có tất cả các món ngon trên đời, từ trái cây, rau củ, thức uống cho đến các loại thực phẩm được nhập khẩu từ mọi nơi trên thế giới. Tầng trệt của tòa nhà, được gọi là Groove, tập hợp các nhà hàng sang chảnh, phục vụ nhiều món ăn điển hình của châu Á và châu Âu.

Địa chỉ: 999/9 đường Rama I, Bangkok, 10330

Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00

Cách di chuyển: Đi tàu cao tốc trên cao (Sky train) đến trạm Siam station hoặc Chit Lom và đi bộ một đoạn ngắn đến đây.

2. Siam Paragon
Siam Paragon nằm hơi chếch về phía Tây so với Central World, bạn sẽ mất khoảng 10 phút đi bộ qua cây cầu ngăn cách giữa chúng.

Ngay tầng trệt trung tâm thương mại là một khu ăn uống với nhiều nhà hàng và quán cà phê. Nhiều chuỗi nhà hàng nổi tiếng thế giới cũng xuất hiện ở đây, Chỉ có vấn đề nho nhỏ là các nhà hàng và quán cà phê liền kề nhau mà không có bất kì vách ngăn nào, khiến cho không gian mở hơn nhưng lại ồn ào và náo nhiệt quá mức đối với những ai muốn tìm một chỗ nghỉ ngơi, thư giãn sau khi mua sắm mệt nghỉ.

Paragon cũng có những thương hiệu sang trọng mang tầm cỡ quốc tế ngay tầng trệt như Louis Vuitton, Chanel, Burberry, Jimmy Choo, Marc Jacobs and Armani. Ngoài ra bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những thương hiệu nổi tiếng không kém nhưng giá cả đỡ “chát” hơn là H&M, Zara, Mango, TopShop, TopMan, Massimo Dutti và Miss Sixty.

Ngay cả những thương hiệu xe ô tô như Lamborghini và Ferrari cũng có cửa hàng ở đây.

Nếu là một người yêu sách, hãy ghé thăm tầng 3 với những gian hàng của các nhà sách lớn nhất Bangkok. Bạn cũng sẽ tìm thấy cửa hàng chính hãng của Apple ở tầng này.

Nếu yêu thích Thái Lan và những sản phẩm của Thái thì cửa hàng Exotic Thai ở tầng 4 sẽ làm bạn hài lòng hoàn toàn. Ở đây có nhiều sản phẩm tự thiết kế từ quần áo, trang sức, vật lưu niệm cho đến các sản phẩm làm đẹp, tất cả đều làm tại Thái Lan. Nếu không có thời gian dạo quanh các chợ trời, đây sẽ là một địa điểm thích hợp để mua quà cho người thân, bạn bè.

Paragon cũng có một rạp chiếu phim hiện đại nhất Bangkok trên tầng 5 với 15 phòng chiếu màn rộng. Hãy để ý màn hình trên cổng vào Paragon, trên đó sẽ tóm tắt lại cho bạn lịch chiếu của những bộ phim đặc sắc đang lên sóng. Ngoài ra, thủy cung lớn nhất Đông Nam Á – Siam Central World cũng là điểm thu hút lượng lớn khách ghé thăm. Đến đây để thư giãn đôi chút trước khi tiếp tục mua sắm là một ý tưởng hay ho đấy chứ, đặc biệt là với các gia đình có trẻ em.

Địa chỉ: Đường Roma I Bangkok

Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00

Cách di chuyển: Tàu cao tốc trên cao đến trạm Siam (Siam station), nằm ngay bên ngoài trung tâm thương mại Paragon.

3. Siam Center
Siam Center nằm ngay bên cạnh Siam Paragon. Trung tâm thương mại này không lớn như Siam Paragon và Central World. Cảm nhận ban đầu của bạn khi đến đây là một không gian mờ ảo hơn, yên tĩnh hơn so với hai trung tâm kia.

Siam Center gồm nhiều cửa hàng mua sắm và khu ăn uống lớn ở tầng cao nhất tòa nhà, yên tĩnh và ít đông đúc hơn so với Paragon. Những thương hiệu thiết kế Thái Lan cùng với thương hiệu nước ngoài nổi tiếng sẽ làm bạn có khoảng thời gian mua sắm đầy hứng thú. Những thương hiệu nổi bật có thể kể đến gồm DKNY, Armani Exchange, Sephora, MAC, Victoria’s Secret (cửa hàng duy nhất ở Bangkok), Adidas và Nike trong Siam Center.

Điều đặc biệt ở đây là không gian mở nằm bên ngoài khuôn viên trung tâm, có ghế dài, có sô pha mềm mại, tất cả đã tạo nên một chỗ nghỉ ngơi, thư giãn cho mỗi vị khách trước khi quay lại thiên đường mua sắm khó cưỡng ấy.

Địa chỉ: Siam Towe, đường Rama I, Bangkok, 10330

Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00

Cách di chuyển: Đi tàu cao tốc trên cao tới trạm Siam.

4. Siam Discovery
Siam Discovey nhỏ hơn hai người anh em Siam Paragon và Central World nhưng lại lớn hơn, màu sắc tươi sáng hơn so với Siam Center. Cách sắp xếp trong trung tâm này cũng rất khoa học, bạn sẽ dễ tìm được những cửa hàng bạn cần mà không tốn quá nhiều thời gian.

Có nhiều thương hiệu nổi tiếng để bạn lựa chọn bao gồm Marc by Marc jacobs, Diesel, French Connection. Miss Sixty (tất cả đều nằm ở tầng 1), DKNY, Kenneth Cole, Fred Perry, Calvin Klein, Replay (tầng 2) và bạn sẽ tìm thấy Smart Travel hay North Face ở tầng 3.

Một số tiệm cắt tóc và cửa hàng chăm sóc sắc đẹp cũng nằm trong Siam Discovery. Bạn có thể thử Toni&Guy ở tầng 5 và Hair Decor ở tầng 1. Nếu muốn mua quà lưu niệm, bạn có thể lên tầng trên cùng nơi có nhiều cửa hàng thú vị như Concept Store với những vật dụng gia đình và những món quà được thiết kế đẹp mặt, độc đáo.

Khu vực ăn uống tầng trên cùng với đa dạng món ăn từ nhiều quốc gia khác nhau cũng như bảo tàng tượng sáp Madame Tussaud và sân trượt băng sẽ giúp bạn có thời gian vui vẻ, thư giãn sau khi đã mua sắm thỏa thích.

Địa chỉ: Đường Roma I, Siam, Pathumwan, Bangkok, 10330

Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00

Cách di chuyển: đi tàu cao tốc trên cao đến trạm Siam.

5. MBK
MBK hay Mahbookkrong như cách gọi quen thuộc của người dân Thái, được xây dựng từ năm 1985 và là một trong những trung tâm mua sắm lâu đời nhất châu Á. Là một địa điểm ưa thích của các bạn teen nữ Thái. Trung tâm này tập trung các cửa hàng nhỏ, hầu hết là thương hiệu Thái Lan và không có nhiều thương hiệu Quốc tế.

Tầng 4 và 5 là không gian của đồ điện tử, từ Apple cho đến Nikon và Canon. Tại đây bạn sẽ tìm thấy mọi thứ bạn cần. Đặc biệt, điện thoại di động và các phụ kiện kèm theo chiếm đa số. Bạn cũng có thể sửa điện thoại ở đây vì họ có thể sửa mọi lỗi với giá cả phải chăng vô cùng.

Tại MBK bạn cũng có thể tìm được những món quà lưu niệm Thái Lan giá rẻ nhưng đừng hi vọng chất lượng của nó sẽ tốt như Exotic Thai ở Paragon nhé.

Và… nếu bạn đói, cần nghỉ ngơi thì hãy đến khu ăn uống tầng 5, tầng 6, có cả món Thái và món ăn từ các quốc gia khác. Nếu chán mua sắm rồi thì hãy đến khu vực chơi bowling và karaoke ở tầng 7.

Địa chỉ: Pathumwan Intersection, đối diện Siam Discovery Center.

Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00

Cách di chuyển: đi tàu cao tốc trên cao đến trạm Siam hoặc National Stadium rồi đi bộ một đoạn ngắn đến đây.


Xem thêm thuê wifi đi thái lan

6. Pantip Plaza
Pantip sẽ là thiên đường với những tín đồ công nghệ. Năm tầng của trung tâm công nghệ số một Thái Lan này sẽ chỉ có đồ điện tử, đồ điện tử và đồ điện tử mà thôi. Mới đầu bước vào, bạn có thể sẽ hơi rối mắt với các cửa hàng và khó chịu với không khí ồn ào, náo nhiệt nơi đây, nhưng chỉ sau một lần dạo quanh bạn sẽ nhận ra nó được sắp xếp cực kì khoa học đấy.

Dù cho bạn đang cần những linh kiện gì cho máy tính, máy ảnh hay thiết bị điện tử nào thì bạn cũng sẽ tìm thấy chúng ở đây. Bạn cũng có thể tìm thấy mọi thứ từ các cửa hiệu nổi tiếng như iStudio và iShop, Nikon, Sony hay Canon đến các gian hàng ít tên tuổi hơn với các sản phẩm chuyên biệt như đĩa phim, TV, phần mềm hay trò chơi điện tử ở tầng 3.

Trung tâm này có một tầng riêng dành cho điện thoại di động, phụ kiện và sửa chữa điện thoại. Có một lưu ý nho nhỏ là hãy nhớ mặc cả nhé vì nhiều cửa hàng vẫn nói thách lắm mặc dù ai cũng nói là giá được cố định ở toàn khu.  Pantip cũng có trung tâm chăm sóc khách hàng chính thức của Apple ở tầng 4.

Sau một thời gian dạo quanh, nếu bạn cảm thấy kiệt sức vì tiếng ồn và dòng người đi qua liên tục thì có thể nghỉ ngơi ở khu ăn uống ở tầng 2 với các món ăn đặc trưng Thái.

Địa chỉ: Đường New Phetchaburi, Bangkok, 10400

Giờ mở cửa: 10:00 – 21:00 (thời điểm hợp lý nhất là buổi trưa vì nhiều cửa hàng mở cửa muộn và đóng cửa sớm)

Cách di chuyển: đi tàu cao tốc trên cao đến trạm Chit Lom và đi bộ. Hoặc có thể bắt xe tuk tuk để đến đây.

7. Central Chidlom
Central Chidlom nằm ngay kế trạm tàu cao tốc trên cao Chitlom với 7 tầng. Đây cũng là trung tâm thương mại được sắp xếp khá khoa học khi phân định rõ mỗi loại hàng bán ở mỗi tầng từ trang phục nam, nữ, trang phục và dụng cụ du lịch, giày… Mỗi tầng là một không gian mở với nhiều thương hiệu khác nhau ở từng khu vực và cũng không có vách ngăn giữa chúng. Tầng đầu tiên là thiên đường của nước hoa, mỹ phẩm, trang sức và túi xách. Một số thương hiệu đáng chú ý như Mulberry, Marc by Marc jacobs, Dior và Louis Vuitton.

Tại tầng 4 bạn có thể tìm thấy nhiều quà lưu niệm Thái cao cấp như lụa và sản phẩm làm đẹp xuất xứ Thái Lan. Tầng bán giày cũng tuyệt vời vô cùng với nhiều sự lựa chọn đến từ các thương hiệu nổi tiếng thể giới.

Bạn sẽ thấy khá thoải mái khi ở Chidlom, nơi đây yên tĩnh và đỡ đông đúc hơn Paragon và Central World. Nó cũng có nhiều nhà hàng với kiểu trang trí bắt mắt và đồ ăn cũng ngon nữa. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy khu ăn uống ở tầng trệt, thực sự đây là một thiên đường ăn uống với đủ các loại món ăn trên thể giới.

Chidlom không có rạp chiếu phim hay khu vui chơi nào hết, vậy nên bạn có thể đến đây chỉ để mua sắm và mua sắm mà thôi.

Địa chỉ: 1027 đường Ploenchit, Bangkok, 10330

Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00

Cách di chuyển: đi tàu cao tốc đến trạm Chitlom

8. Terminal 21
Đây là trung tâm thương mại vừa được khai trương năm 2011 nên còn khá mới, có thể nói là sáng tạo và đặc biệt vô cùng. Cả tòa nhà được thiết kế như một sân bay Quốc tế, có trạm dừng chân là các thành phố khác nhau. Cùng với đó, mỗi tầng được thiết kế như một thành phố, bạn sẽ như lạc vào các kinh đô thời trang thế giới từ London cho đến Paris, Rome, Tokyo hay Istanbul, San Fransisco và Hollywood với hơn 600 cửa hàng lớn nhỏ.

Ví dụ ở tầng trệt là không gian Rome với nhiều thương hiệu như Kipling, Fox, Nike hay Adidas, Levi’s. Lên tầng M sẽ là thiên đường Champs – Eslysees với nhiều thương hiệu nổi tiếng từ Pháp. Ở tầng 4 và 5, San Francisco với hơn 50 nhà hàng và quán cà phê đang chờ bạn, có thể điểm qua một vài cái tên như: Pepper Lunch, MK, Tony Romas’s, Canton House.

Mặc dù Terminal 21 có nhiều thương hiệu quốc tế như Esprite, Camper, Adidas, H&M, Guess, Levi’s, Nike nhưng cũng có các thương hiệu thiết kế đặc trưng châu Á. Một sự kết hợp Á – Âu hoàn hảo.

Bạn nhất định phải đến Terminal 21, không mua sắm mà chỉ để nhìn những thiết kế đặc sắc của mỗi tầng. Một địa điểm mua sắm ở Thái Lan siêu ấn tượng đấy!

Địa chỉ: Sukhumvit Road (ở giữa Soi 19 và 21), Bangkok

Thời gian mở cửa: 10:00 – 22:00

Cách di chuyển: Đi tàu cao tốc trên cao đến trạm Asok hoặc đến trạm tàu điện ngầm MRT Sukhumvit.

9. Chợ cuối tuần Chatuchak
Chợ cuối tuần Chatuchak là một trong những chợ lớn nhất thể giới, là địa điểm mua sắm ở Thái Lan được ưa thích nhất, kéo dài hơn một cây số, bao gồm hơn 15.000 gian hàng. Chaktuchak thu hút hơn 200.000 lượt khách du lịch ghé thăm mỗi ngày.

Chợ gồm 27 khu chính và bạn có thể tìm thấy tất cả mọi thứ ở đây như đồ gỗ, đồ trang trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm từ các địa phương ở Thái Lan, cây cảnh, quần áo hợp thời, tranh vẽ, túi xách, giày, trang sức… Tóm lại là tất cả mọi thứ. Đừng lo lắng nếu bạn mua quá nhiều, họ có dịch vụ đóng gói hàng và giao tận nơi cho bạn đấy.

Dù bạn có phải là tín đồ mua sắm hay không thì nơi đây vẫn là một địa điểm đáng để tham quan, thay vì mua sắm, bạn có thể ngồi uống một ly cappuccino hay một ly bia lạnh và ngắm nhìn mọi thử xung quanh, tận hưởng một buổi chiều đặc biệt.

Địa chỉ: Đường Paholyothin, Bangkok.

Giờ mở cửa: Thứ bảy – chủ nhật: 6:00 – 18:00

Cách di chuyển: đi tàu cao tốc trên cao tới trạm Mo Chit hoặc trạm tàu điện ngầm Chatuchak.

10. Chợ đêm Asiatique
Tiền thân là một thương cảng, trải qua nhiều lần tu sửa, Asiatique mang trong mình nét hiện đại xen lẫn nét cổ kính. Ngày nay, Asiatique vừa là điểm du lịch, vừa là một trung tâm mua sắm với sự kết hợp giữa thời trang, ẩm thực và giải trí mang phong cách châu Á, châu Mỹ và châu Âu với hơn 1.500 cửa hàng và 40 nhà hàng khác nhau.

Bạn có thể tìm thấy các mặt hàng thời trang hoặc đồ công nghệ ở khu Factory District, ăn uống sang trọng ở Waterfront District hay thư giãn với các quán bar và các sự kiện ở Town Square.

Điểm đặc biệt ở đây là chương trình biểu diễn Calypso Ladyboy – show diễn của những người chuyển giới hay các buổi biểu diễn múa rối nước. Ngoài mua sắm, bạn còn có cơ hội ngắm hoàng hôn bên dòng sông Chao Praya. Tận hưởng khoàng thời gian yên bình, một góc trái ngược hoàn toàn với những xô bồ chốn thành thị Bangkok.

Hãy đến Asiatique dạo quanh và ngắm nghía, chắc chắn bạn sẽ tìm được những thứ bạn cần khi ở nơi đây.

Địa chỉ: Chareonkrung, Soi 74 – 76, Bangkok

Giờ mở cửa: 17:00 – 23:59

Cách di chuyển: Dễ nhất là đi tàu, bạn có thể bắt tàu cao tốc trên cao BTS đến Shaphan Taksin, sau đó lên tàu đưa đón miễn phí từ Central Pier. Cứ 15 phút sẽ có một chuyến tàu, từ 16:00 – 20:00.

Mỗi khu mua sắm ở Thái Lan, dù là trung tâm thương mại hay chợ cuối tuần thì đều mang một nét đặc trưng riêng. Vậy nên nếu có thời gian thì bạn đừng bỏ qua cơ hội “tân trang tủ đồ” ở các địa điểm trên nhé. Lựa chọn cho mình những cái tên ưng ý và bắt đầu hành trình thôi!

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Kinh nghiệm mua sắm tại Trung Quốc

Tour hiện đang được khá nhiều du khách quan tâm, bởi Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với nhiều địa điểm du lịch đẹp và đặc biệt trung quốc còn là một trong những địa điểm mua sắm tuyệt vời giành cho khách du lịch. Nhưng mua sắm ở Trung Quốc, du khách cần đặc biệt chú ý nếu không muốn bị mua "hớ". Theo kinh nghiệm của nhiều du khách đã từng đi cũng như chỉ dẫn của các hãng lữ hành, tại nhiều chợ bán hàng lẻ hoặc nhiều siêu thị ở Bắc Kinh, Thượng Hải ... du khách nhớ trả giá khi mua sắm bởi các tiểu thương buôn bán ở đây "nói thách" chẳng kém gì các chợ ở Việt Nam, thậm chí nói thách còn khi ép hơn.

Đã có không biết bao nhiêu câu chuyện, kinh nghiệm về mua sắm ở Trung Quốc được rỉ tai nhau đối với những người sắp đi du lịch Trung Quốc. Ấy vậy mà, mỗi khi trở về rồi, hầu hết du khách vẫn ngỡ ngàng nhìn chiếc ví rỗng của mình. Sau đây là một số kinh nghiệm khi du lịch trung quốc giành cho quý khách.

Bạn phải là nhưng khách hàng thông mình biết cách trả giá theo đúng chất lượng hàng

Trung Quốc là một trong những thiên đường mua sắm trên thế giới, đặc biệt Thượng Hải xếp ở hàng top 10. Do đó, nhiều du khách chọn tour du lịch Trung Quốc để kết hợp mua sắm.

Nếu có nhiều tiền, bạn có thể đến các trung tâm mua sắm như phố đi bộ Vương Phủ Tỉnh (Bắc Kinh), phía nam phố đi bộ Nam Kinh (Thượng Hải), phố Bắc Kinh (Quảng Châu),... Còn không nhiều tiền, bạn đến các cửa hàng trên đường phố, chợ, các điểm tham quan để mua đồ lưu niệm, hàng hoá. Ngoài ra, bạn sẽ rất dễ mua nhầm, mua hớ hoặc bị tráo tiền giả (thường là loại tiền mệnh giá 50 tệ và 100 tệ). Việc tiêu tiền phụ thuộc vào... tài trả giá của bạn.

Ví dụ, đến Quảng Châu hay chợ Hồng Kông tại Bắc Kinh, bạn sẽ hoa mắt trước hàng hiệu siêu giả. Khách mới đi lướt qua các gian hàng, người bán đã tung ra đủ chiêu câu khách. Khi khách dừng chân, người bán giới thiệu thêm sản phẩm của hàng loạt tên tuổi Louis Vuiton, Prada, Polo, Chloé, Esprit, Fendi...

Chưa cần khách hỏi han, trả giá, người bán thường chỉ ra các chi tiết chứng tỏ hàng thật như phần lớn các cá nhân, cửa hàng Việt Nam vẫn bán hàng trên mạng cũng cố chứng tỏ "hàng nhập từ Mỹ, từ Pháp, từ Singapore... về". Những ai không sành sẽ tin ngay đó là đồ thật. Ngay lập tức, họ sẽ "hét giá trên trời". Bạn cứ trả giá dần từ 1/10 trở lên. Khi trả giá quá thấp, có thể bạn sẽ bị mắng. Nếu có hiểu, bạn cũng hãy cứ giả vờ lờ đi, coi như không hiểu. Khi đó, họ sẽ tự hạ giá dần dần với giá không ngờ.

Với kiểu kinh doanh như trên khiến nhiều du khách chỉ tiêu tiền tại những địa điểm mà hướng dẫn viên người Trung Quốc dẫn vào. Du khách không biết rằng họ bị mua với giá đắt hơn rất nhiều so với bên ngoài. Bởi ngoài các chi phí kinh doanh thông thường, những nơi đó còn "phải trả cho công ty du lịch 10 tệ/ khách, trả cho tài xế 50 tệ/ khách cho dù đoàn khách đó có mua hàng hay không". Theo tìm hiểu, hướng dẫn viên phía Trung Quốc sẽ được trả hoa hồng từ 10-20% giá trị mỗi sản phẩm mà du khách mua, và mỗi cơ sở điểm đó thường có 30-50 đoàn từ 10-20 khách du lịch đến mỗi ngày.

Bên cạnh đó, vì ít đoàn du khách Việt Nam có tiền tip (tiền bồi dưỡng) nên nhiều hướng dẫn viên phía Trung Quốc thường có một chiêu "thu tiền" khá phổ biến: quảng cáo mời khách tham gia các chương trình ngoài lịch trình tour. Với tài ăn nói của họ, du khách thường đồng ý đóng tiền tham gia mà không hề biết họ tự ý nâng giá vé tham quan hoặc xem show diễn nào đó.

Do đó, nếu đi du lịch không nên mua hàng tại các địa điểm hướng dẫn viên dẫn vào, bởi thường đó là đồ đắt ít nhất gấp 3 ở ngoài.

Xem thêm thuê wifi đi trung quốc

Các chiêu quảng cáo  tiếp thị chuyên nghiệp

Từ "pro" hay được giới trẻ dùng nhất. Pro trong tiếng Anh có nghĩa là chuyên nghiệp. Khi đến thăm quan các điểm bán và giới thiệu sản phẩm nổi tiếng tại các địa phương ở Trung Quốc, ai cũng phải thốt lên hai từ trên: Marketing: Pro!

Thông thường, theo tour Nam Ninh - Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Bắc Kinh, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều sản phẩm nổi tiếng. Đến mỗi nơi, nhân viên của chính các cơ sở sẽ trực tiếp dẫn bạn đi tham quan cơ sở, sản phẩm. Quy trình làm ra sản phẩm cũng như sự đặc sắc của chất liệu được miêu tả kỹ càng, chi tiết nghe rất hấp dẫn.

Sau đó hướng dẫn viên dẫn bạn tới các quầy hàng bán sản phẩm. Tại khu bán chăn tơ tằm, có các nhân viên đứng làm ruột chăn ngay trước mắt bạn. Nếu muốn, bạn có thể cùng làm với họ. Chỉ mất khoảng 10 phút để làm xong ruột một chiếc chăn. Đồng thời, hướng dẫn viên sẽ nói về công dụng của chăn tơ tằm, cũng như loại sản phẩm này đã được những hoàng hậu nổi tiếng nào của Trung Quốc ưa chuộng. Không ít cụ ông cụ bà, đặc biệt các bà mẹ tre, không ngần ngại rút ví từ 460 tệ đến gần 1.000 tệ (1 tệ = 2.500 đồng) mua về cho con cháu mình.

Và với tất cả các sản phẩm có thương hiệu như đã nói (trà, lụa, ấm chén, ngọc, ngọc trai,...), hướng dẫn viên luôn không quên chỉ cho du khách cách phân biệt hàng thật, hàng giả. Khi niềm tin đã được tạo dựng, du khách dù biết giá cả rõ ràng đắt hơn ở Việt Nam thì vẫn rỉ tai bảo nhau "chất lượng hơn".

Một chiêu tiếp thị khách khác là hướng dẫn viên của cơ sở sẽ nói giá cả khá cao. Khi khách đang băn khoăn, hướng dẫn viên "tấn công" luôn "Quý khách yên tâm giá cả ở chỗ chúng tôi rẻ nhất. Vì quý khách mua tận cơ sở - tức tận gốc, nên chúng tôi sẽ trừ 40% chi phí vận chuyển cho quý khách".

Những địa điểm mua sắm uy tín khi du lịch trung quốc

Khi đi du lịch, ai cũng muốn mua sắm một vài món đồ dùng, hoặc làm quà cho người thân. Du khách có thể tham khảo tại đây để tìm hiểu về những địa điểm, kinh nghiệm mua sắm khi du lịch Trung Quốc

- Bắc Kinh – Vương Phủ Tỉnh: Vương Phủ Tỉnh là con phố mua sắm nổi tiếng nhất tại Bắc Kinh. Đây có thể nói không ngoa là một thiên đường mua sắm, từ những thương hiệu lớn nhất, nổi tiếng nhất trên khắp thế giới, đến nhứng món hàng chợ đều có thể tìm thấy tại đây. Đặc biệt hơn nữa, khi đến khu mua sắm sầm uất này vào ban đêm, du khách c̣n có thể thưởng thức mọi món ăn truyền thống của Trung Hoa bày bán ở đây. Tuy nhiên có một lưu ư là người bán hàng Trung Quốc rất biết nói thách, khi mua một mặc hàng nào các bạn nên lưu ý và trả giá để khỏi bị hớ.

- Thượng Hải – Thần hoàng miếu: Dù không có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nhưng du khách vẫn đổ sô tới Thần Hoàng Miếu do sự hiện đại và năng động tại đây. Thần Hoàng Miếu vừa là một khu phố cổ vừa là một trong hai con phố mua sắm nổi tiếng nhất tại thành phố Thượng Hải. Tại đây, sau khi thăm phố cổ xong, du khách có thể thoải mái vừa đi dạo, ngắm nh́n, mua sắm các mặt hàng lưu niệm , hoặc các mặt hàng thời trang nhái “made in China” nhưng giống hàng thật đến ngỡ ngàng với giá khá rẻ (lưu ý là nên trả giá khoảng bằng 1/5 giá người bán đưa ra).

- Thượng Hải – Phố đi bộ Nam Kinh: Nếu như Thần Hoàng Miếu là khu phổ cổ với chủ yếu là hàng thời trang và lưu niệm thì Nam Kinh Lộ (khu phố đi bộ Nam Kinh) lại là nơi mua sắm hiện đại nổi tiếng nhất Thượng Hải. Với quy mô không hề thua kém Vương Phủ Tỉnh, tại đây bạn có thể tìm mọi hàng hóa mà bạn cần (nhưng nếu mua hàng đắt tiền thì chú ý hàng nhái). Hai bên đường là những cửa hàng chen chúc nhau với hầu như tất cả mọi thứ bạn có thể tìm mua được tại đây, cũng giống như Vương Phủ Tinh, phố đi bộ Nam Kinh có cả rạp chiếu phim. Ngoài ra bạn có thể vừa mua sắm vừa được thưởng thức các chương trình diễn văn nghệ đường phố.

- Tô Châu – phố đi bộ Quan Tiền: Phố đi bộ Quan Tiền Tô Châu là một con phố thương mại tổng hợp các dịch vụ mua sắm, ẩm thực, tham quan du lịch thành một thể thống nhất. Tuy không sầm uất bằng Vương Phủ Tỉnh hay phố đi bộ Nam Kinh nhưng tại đây cũng có bán đầy đủ các mặt hàng, đặc biệt là sản phẩm truyền thống nổi tiếng của Tô Châu rất thích hợp làm quà lưu niệm, tặng bạn bè hay người thân.

- Tô Châu – phố Thập toàn: Phố Thập Toàn là nơi chuyên bán đồ lưu niệm du lịch ở Tô Châu, tại nơi đây du khách có thể tìm hiểu, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các mặt hàng truyền thống như là gấm lụa, các sản phẩm thêu dệt Tô Châu, trà Bích La Xuân, tranh khắc gỗ Đào Hoa Ụ, quạt Tô Châu… và mua vài món về làm quà lưu niệm.

- Lạc Dương – Cửa hàng Động Long Môn: Gốm sứ Trung Hoa là mặt hàng đă nổi tiếng từ rất lâu đời; và Động Long Môn là một cửa hàng gốm sứ rất nổi tiếng tại Lạc Dương. Đến cửa hàng Động Long Môn bạn sẽ được thưởng thức những nét đẹp độc đáo của các mặt hàng gốm sứ Trung Hoa, thăm và tìm hiểu công nghệ làm gốm thủ công đặc sắc của Trung Quốc tại đây, hay dễ dàng mua vài món đồ gốm sứ làm quà.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Singapore - Thiên đường mua sắm của Châu Á

Như các bạn đã biết từ nhiều năm nay Singapore là quốc gia được mệnh danh là thiên đường mua sắm hàng hiệu đẳng cấp nhất khu vực Châu Á, là nơi khởi nguồn cho những mẫu trang phục hot nhất được các tín đồ shopping ở khắp mọi nơi trên thế giới quan tâm, hơn nữa giá cho những mặt hàng thời trang ở đây luôn được ưu ái ở mức trung bình nhất bởi Singapore không đánh thuế vào các mặt hàng thời trang  đối với du khách.


Singapore thiên đường mua sắm đỉnh nhất Châu Á là một trong những địa điểm mua sắm được đánh giá "đáng đồng tiền bát gạo", vào những đợt khuyến mãi khủng các bạn có thể mua được những mặt hàng giảm từ 50 - 70% giá sản phẩm, tiêu biểu cho những điểm mua sắm nổi tiếng ở Singapore đó là Đại lộ Orchard, Sim Lim Square, trung tâm mua sắm Neighbourhood, khu Southern Waterfront, khu phố Tàu Chinatown, khu phố Ấn Little Indian hay những vùng ngoại ô ở quốc đảo này sẽ khiến bạn không bao giờ thất vọng.

Đặc biệt, khi mua sắm tại đảo quốc này bạn đừng quên các cửa hàng miễn thuế với biểu tượng Tax Free, ở Singapore có hơn 1.500 cửa hàng miễn thuế với các sản phẩm thời trang, đồng hồ, đồ điện tử, dụng cụ thể thao dành cho du khách; chỉ cần mua hàng trên 100 đôla Singapore ở những cửa hàng miễn thuế này bạn sẽ được nhận lại tiền hoàn thuế ở sân bay Changi trước khi rời khỏi Singapore.

Xem thêm thuê wifi đi singapore

Phải nói Orchard Road là nơi được đông đảo du khách lưu tâm hơn cả bởi đại lộ thời trang Orchard Road luôn rợp bóng mát của những hàng cây nhiệt đới, cùng nhiều trung tâm mua sắm bày bán đồ điện tử, các nhãn hiệu thời trang cùng những mặt hàng cao cấp quen thuộc; vào ban ngày những người mua sắm chen chúc không biết mệt mỏi trong các khu mua sắm và khi màn đêm buông xuống  con đường này lại trở nên vô cùng sống động.

Bạn là một tín đồ shopping, bạn yêu thích các mặt hàng thời trang hàng hiệu, bạn yêu thích săn hàng giảm giá và bạn cũng yêu thích những chuyến du lịch xa; tất cả vừa được một chuyến phiêu lưu nơi đất khách lại còn được mua sắm thả ga cho những mặt hàng thời trang sành điệu mà không lo ngại về giá cả.

Nhanh tay đặt ngay cho mình những chiếc vé máy bay đi Singapore để hòa mình vào quốc đảo sư tử nơi được mệnh danh là thiên đường du lịch - thiên đường mua sắm tuyệt vời nhất khu vực Châu Á.

Tại Singapore, có 2 mùa sale lớn nhất trong năm là mùa sale xuân hè bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 và mùa sale thu đông bắt đầu từ đầu tháng 12 đến tháng 2.

Vào hai mùa Great sale này, người tiêu dùng sẽ có cơ hội mua hàng hiệu Mỹ chính hãng, có thể khẳng định rằng Singapore chính là thiên đường mua sắm hàng hiệu Mỹ dẫn đầu các nước trong khu vực với đa dạng các mặt hàng chất lượng của hầu hết các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Channel, Gucci, Dior, Calvin Klein, Micheal Kors, ASOS, Zara, Gap, Elizabeth Arden, Mango, Ninewest,…

Những khu mua sắm hot dịp cuối năm tại Singapore

Singapore nổi tiếng là thiên đường mua sắm hàng đầu châu Á đối với các tín đồ mê shopping. Tại đây bạn có thể mua bất cứ thứ gì từ các mặt hàng thời trang cao cấp, hàng giảm giá, đồ điện tử gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm… Đặc biệt vào mùa cuối năm (tháng 12 – tháng 2) ở Singapore luôn có các đợt giảm giá “siêu khủng” với con số giảm giá lên 50% – 70% bởi các thương hiệu nổi tiếng như H&M, Forever 21, Aldo, Zara ở hàng loạt các trung tâm thương mại. Nhiều vậy thì Klooker biết tìm đâu ra một nơi tuyệt nhất để mua? Không sao! Chuyện gì khó đã có team Klook chúng mình lo, Klook mách bạn 7 điểm mua sắm “đỉnh của đỉnh” luôn này, kiểu này lúc ra về tay xách nách mang luôn rồi nha.

1. ION Orchard

ION Orchard được xem là thỏi-nam-châm đối với những người yêu thích hàng xa xỉ với một loạt các thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Levis, Prada, Calvin Klein… Bên cạnh thời trang, nơi đây còn có nguyên một khu phố ẩm thực, sẵn sàng tiếp năng lượng cho hành trình shopping không ngừng nghỉ của bạn.

Địa chỉ: 2 Orchard Turn, Singapore 238801

Thời gian mở cửa: 10h sáng – 10h tối

2.Vivocity

VivoCity là trung tâm mua sắm lớn nhất ở Singapore, đem đến cho bạn vô vàn lựa chọn mua sắm. Đây cũng là nơi sở hữu rạp chiếu phim lớn nhất Singapore, cửa hàng đồ chơi to nhất, nhà hát, hồ bơi và bốn khu ẩm thực. Ngoài ra, VivoCity thường xuyên có các chương trình biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật, hội chợ thương mại quốc tế, các show thời trang đình đám… đầy hấp dẫn góp phần thu hút du khách.

Địa chỉ: 1 Harbor Front Walk, Singapore 098585

Thời gian mở cửa: Từ 10h sáng – 10h tối hàng ngày

3. Mustafa Center

Tọa lạc trong khu Tiểu Ấn (Little India), trung tâm mua sắm Mustafa mở cửa suốt 24h luôn luôn tấp nập du khách ra vào. Bạn có thể tìm thấy tất cả các loại sản phẩm được cung cấp với giá rẻ nhất ở Mustafa Center.

Địa chỉ: 145 Syed Alwi Road, Singapore 207704

4. The Shoppes ở Marina Bay Sands

Là một phần của khu phức hợp Marina Bay Sands – biểu tượng của Singapore, khu mua sắm sang trọng này vẫn đủ sức lôi kéo ngay cả những người không có niềm đam mê mua sắm. Với nhiều ô cửa sổ bằng kính khổng lồ, sân bãi rộng lớn và dòng nước chảy ở các khu vực trung tâm, đây là một trong những khu mua sắm đẹp nhất Singapore.

Địa chỉ: 10 Bayfront Avenue

Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00

Xem thêm thuê wifi đi singapore

5. Bugis Street

Nằm giữa Little India ở phía Bắc và Vịnh Marina ở phía Nam, Bugis Street Singapore được được các tín đồ “nghiện” thời trang ở các nước trên thế giới biết đến, nơi đây luôn được đánh giá cao về những mặt hàng thời trang hàng hiệu cực hot theo xu hướng mới nhất trên toàn quốc.

Với sự pha trộn các mặt hàng bán lẻ từ quần áo với phong cách trẻ trung, sành điệu cùng hàng tá phụ kiện đến các dịch vụ làm đẹp chắc chắn bạn sẽ bị mê hoặc bởi hình ảnh các cửa hàng thay đổi không ngừng và các hoạt động náo nhiệt của khu vực này.

Địa chỉ: 3 New Bugis Street, Singapore 188867

Thời gian mở cửa: 12h trưa – 10h tối

6. Paragon Center

Paragon Shopping Centre sẽ là một điểm đến lý tưởng dành cho những cô nàng mê shopping hàng hiệu, đặc biệt là những thương hiệu danh giá, có tiếng trên toàn thế giới như Jimmy Choo, Burberry, Nike…Ngoài ra Paragon còn có khu ăn uống ở tầng hầm và nhiều hàng quán khác ở mỗi tầng.

Địa chỉ: 290 Orchard Road, Singapore 238859

Thời gian mở cửa: 10h sáng – 9h tối hàng ngày

7. Mandarin Gallery

Tuy hơi nhỏ so với các trung tâm mua sắm khác nhưng Mandarin Gallery vẫn có rất nhiều thương hiệu thời trang cao cấp như Just Cavalli, D & G, Esprit, Emporio Armani… Mandarin Gallery cũng là một địa điểm lý tưởng để thưởng thức những món ăn đa dạng với các nhà hàng nổi tiếng như Wild Honey, Suju Japanese, Thai Thai hay Ma Maison Tonkatsu.

Địa chỉ: 333A Orchard Road, Singapore 238897

Thời gian mở cửa: 11h sáng – 9h tối hàng ngày

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Một vài điều lưu ý khi du lịch Đài Loan



Du lịch Đài Loan, với nhiều điểm đến hấp dẫn du lịch Việt Nam, với nền văn hóa đan xen giữa Á Đông và châu âu hiện đại, sự thân thiện của con người Đài Loan... Nhưng để trải nghiệm và khám phá trọn vẹn những điều hấp dẫn thú vị đó Quý vị cũng nên tìm hiểu một chút thông tin trước chuyến đi. Mix Tourist với kinh nghiệm tổ chức du lich Đài Loan lâu năm, xin mời quý vị tham khảo : Những điều cần biết cho chuyến du lịch Đài Loan





NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐI DU LỊCH ĐÀI LOAN


1. Giấy tờ xuất cảnh gồm:
Hộ chiếu, tờ khai xuất nhập cảnh: Được giao cho Quý khách khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.
Lưu ý: Ngoài những mặt hàng bị cấm mang theo khi xuất cảnh và nhập cảnh. Quý khách hàng cũng không được mang theo đồ ăn tươi sống như trái cây và động vật sống khi nhập cảnh.


2. Thủ tục xuất nhập cảnh:
Hướng dẫn viên  của Mix Tourist sẽ phối hợp làm thủ tục xuất nhập cảnh và hải quan cho Quý khách tại cửa khẩu. Tuy nhiên, Quý khách cần lưu ý một số điểm sau:
Đối với các đồ vật quý có giá trị trên 300 USD như: Camera, máy chụp ảnh loại lớn, máy tính xách tay…cần khai báo với hải quan, tránh trường hợp phải đóng thuế khi nhập cảnh lại Việt Nam (thông thường tivi cỡ 21 inch trở lên, tủ lạnh, máy giặt….trong danh sách nộp thuế).
Mỗi người được phép mang tối đa 5.000 USD khi xuất cảnh và 15.000.000 đồng Việt Nam. Nếu mang quá số tiền trên phải có giấy chứng nhận hợp pháp.
Không mang tài liệu mật, tài liệu quốc gia khi xuất cảnh.


3. Hành lý mang theo:
Mỗi người được miễn cước 7kg hành lý xách tay + 20kg hành lý ký gửi (đi bằng đường hàng không).
Không được để các loại dao, kéo, kim loại, bật lửa và các loại nước hoặc gel dạng lỏng đang sử dụng với dung lượng trên 100ml trong hành lý xách tay. Tất cả  phải để trong hành lý ký gửi
Các giấy tờ quan trọng như: Hộ chiếu, tiền mặt và các tài sản có giá trị lớn, đề nghị quý khách mang theo bên mình (túi xách, ruột tượng…) hoặc gửi vào hộp an toàn ở lễ tân khách sạn, không để lại trong phòng khách sạn, vali, trên ô tô…
Mỗi người nên tự chuẩn bị một số loại thuốc thông dụng như thuốc cảm, thuốc đau bụng, say xe... cũng như những loại thuốc đặc trị theo bệnh của mình (nếu có).
Khi tham quan du lịch trang phục ấm và gọn nhẹ, mũ, giày thấp hay giầy đế bằng để tiện việc đi lại tránh bị đau chân, không nên sử dùng giầy dép mới
Trang phục lịch sự kín đáo khi tham quan các ngôi đền, chùa, cung điện… và lưu ý xếp hàng thứ tự khi đến thăm


4. Chương trình du lịch Đài Loan và thời gian:
Trong quá trình đi tour lịch trình đã được sắp xếp, bố trí chặt chẽ nên Quý khách nên tuân thủ theo hướng dẫn của trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên địa phương.
Không nên tự ý tách đoàn và nếu tách đoàn phải biết tiếng Trung Quốc, tiếng Anh ít được sử dụng tại Đài Loan và cũng như phải thông báo cho hướng dẫn viên cùng trưởng đoàn biết, và lưu ý không đi riêng mà nên đi thành nhóm.


5. Tiền tệ:
Tại Đài Loan sử dụng đồng Đôla Đài Loan và tiền Nhân dân tệ, chỉ cửa hàng lớn chấp nhận thanh toán bằng USD. Quý khách nên đổi tiền trước từ Việt Nam để thuận tiện cho việc thanh toán
Tỷ giá tham khảo : 1 TWD ~ 732 vnđ /  1 USD ~ 30 TWD / 100 TWD ~ 73200 Vnđ


6.Thời tiết:
Quý khách chuẩn bị quần áo phù hợp với thời tiết vào thời điểm đi. Nhiệt độ tại Đài Loan là

Từ tháng 2 - tháng 4: Nhiệt độ khoảng 18 - 240C
Từ tháng 5 - tháng 7: Nhiệt độ khoảng 24 - 340C
Từ tháng 8 - tháng 10: Nhiệt độ khoảng 22 - 280C
Từ tháng 11 - tháng 1: Nhiệt độ khoảng 15 - 190C


7. Thời gian:
Giờ địa phương của Đài Loan nhanh hơn Việt nam 01 giờ. Quý khách nên chỉnh lại đồng hồ trong suốt thời gian ở Đài Loan để tập trung đúng hẹn


8. Mua sắm:
Hàng hóa tại các siêu thị, xin Quý khách đối chiếu giá cả và các siêu thị bán giá chênh lệch nhau khá nhiều
Khi mua sắm tại Đài Loan, quý khách chọn kỹ và mặc cả giá vì người bán hàng thường nói thách rất cao
Khi đi mua sắm nên mang theo một máy tính nhỏ. Kể cả khi HDV có nhã ý giúp bạn mua sắm, bạn cũng nên lưu ý cân nhắc và tham khảo giá cả trước khi mua, tránh xảy ra mọi hiểu lầm đáng tiếc
1kg TQ = 0,5 kg quốc tế.


10. Ăn uống:
Thông thường các món ăn khi đi tour Đài Loan đều theo kiểu Hoa, ăn xì dầu. Đài Loan không dùng nước mắm, ớt tương. Đồ ăn nhiều dầu mỡ, kể cả rau luộc. Bạn nên mang theo những đồ ăn khô như: mì gói, muối vừng, ruốc… phòng khi đồ ăn không hợp khẩu vị.

Xem thêm thuê wifi đi đài loan


11. Khách Sạn:

Dù các khách sạn có trang bị các vật dụng thiết yếu cần thiết nhưng Quý khách nên trang bị kem đánh răng, bàn chải đánh răng, lược, dao cạo râu và các đồ dùng cá nhân cần thiết khác cho phù hợp với cá nhân.
Tại các khách sạn đều có những trang thiết bị khác nhau. Khi nhận phòng, bạn lưu ý kiểm tra, nếu thấy hỏng hoặc thiếu phải báo ngay cho HDV biết, nếu không khi trả phòng Quý khách phải bồi thường cho những đồ bị hỏng hoặc thiếu mà bạn không gây ra
Quý khách phải trả tiền nếu dùng các loại đồ ăn thức uống để trong tủ lạnh (mini bar) đặt trong phòng. Nước uống, trà và cafe để bên ngoài tủ lạnh được phục vụ miễn phí.
Gọi điện thoại từ khách sạn hoặc xem các chương trình TV phải trả tiền (pay TV) Quý khách sẽ tự thanh toán chi phí phát sinh khi làm thủ tục trả phòng.
Gửi lại chìa khóa phòng cho quầy tiếp tân khách sạn (Key Drop ) mỗi khi rời khách sạn (vì nếu mất sẽ bị phạt) và mang theo card địa chỉ của khách sạn khi đi ra ngoài hoặc trong lúc tham quan để phòng đi lạc.
Tiền bạc nữ trang không nên để lại trong phòng mỗi khi rời khách sạn.
Quần áo bẩn có thể tự giặt hoặc thuê khách sạn giặt. Nếu bỏ vào sọt quần áo bẩn khách sạn sẽ tự mang đi giặt và khách sẽ phải trả tiền. Sử dụng các dịch vụ khách sạn như: Giặt ủi, gọi nhờ taxi ... phải trả thêm phí phục vụ từ 20-30%


12. Cách Gọi Điện Thoại:

Có thể gọi về Việt Nam hoặc gọi đi các nước bằng các cách sau:

Gọi tại khách sạn (tuy nhiên trong khách sạn sẽ phải chịu thêm phí phục vụ của       khách sạn)
Gọi bằng thẻ điện thoại từ các cột điện thoại công cộng
cách gọi về Việt Nam: +84 + số điệu thoại ( bỏ số 0 đầu tiên )
Quý khách có thể mua Sim của Đài Loan hoặc dùng sim của mình để liên lạc quốc tế thì  phải đăng ký mở liên lạc quốc tế tại Việt Nam


13. Những điều không nên làm khi đi tham quan Đài Loan :

Không hút thuốc nơi công cộng, nơi có máy lạnh, trong thang máy.
Không xả rác nơi công cộng (nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền nặng)
Không tự ý một mình vào các quán bar tại các khu giải trí ban đêm vì có thể sẽ nguy hiểm.


14. Những điều lưu ý khác:

Không tự ý tách đoàn, mọi thay đổi phải báo trước cho HDV
Khi đi bộ phải đi trên vỉa hè. Nên chuẩn bị một ít tiền lẻ để trả tiền vệ sinh, mua nước....
Trong thời gian đoàn tham quan sẽ không có thời gian nghỉ trưa do chương trình được thu xếp chặt chẽ. Quý khách cần lưu ý tuân thủ giờ giấc thông báo của HDV, Công ty du lịch và đơn vị tổ chức không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ của các cá nhân.
Quý khách không nên đi chơi ngoài chương trình một mình (có thể nhờ Hướng dẫn viên tư vấn hoặc đưa đi). Phải nhớ mang theo card của khách sạn đề phòng trường hợp lạc đường
Bất cứ một hình thức bỏ/ không sử dụng bất cứ dịch vụ gì tại nước ngoài đều không được hoàn lại tiền vì mọi dịch vụ đó được thanh toán trước.
Giờ nhận phòng ở các nước thường là 13h00-14h00 và giờ trả phòng thường là 11h00 hàng ngày
Mọi thay đổi, gúp ý về chương trình tham quan đều thông qua trưởng đoàn (hdv từ VN). Trưởng đoàn có trách nhiệm thông báo với hướng dẫn viên địa phương về sự thay đổi và cùng với hướng dẫn viên bàn bạc để đi đến thống nhất sau khi đó được sự đồng ý của cả đoàn. Mọi thay đổi không có trong chương trình Quý khách phải tự thanh toán.
Tất cả mọi thắc mắc và yêu cầu giúp đỡ cần phải thông báo cho HDV trước khi kết thúc chương trình thăm quan trong ngày. Quý khách chỉ gọi HDV địa phương khi thật cần thiết và các hoạt động ngoài giờ hành chính tùy thuộc vào sự đồng ý của, Quý khách sẽ thanh toán các chi phí ngoài giờ phát sinh nếu HDV địa phương đồng ý đi thêm ngoài giờ.
Chấp hành nghiêm túc giờ giấc do trưởng đoàn, hướng dẫn viên đưa ra. Khi đi tham quan hay mua bán nên đi theo đoàn. Quý khách cần tập trung đúng giờ và đúng điểm hẹn (theo bố trí của HDV) để chuyến đi thành công tốt đẹp
Ổ cắm tại Đài Loan là loại 3 chấu dẹt và điện 220 volt do vậy quý khách nên chuẩn bị sẵn 1 ổ cắm đa năng Adpator từ Việt Nam hoặc quý khách có thể mượn tại lễ tân khách sạn (Với điều kiện quý khách phải đặt cọc và lấy lại tiền sau khi trả lại cho khách sạn)

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Cách xin visa đi New Zealand

Một bộ hồ sơ đạt tiêu chuẩn xin visa du lịch New Zealand bao gồm những giấy tờ sau:
Những giấy tờ cá nhân của người xin visa du lịch New Zealand:

Hộ chiếu gốc (còn hạn trên 6 tháng)
02 Ảnh (4x6)
Đơn xin thị thực “Application for Visiting New Zealand” – (INZ 1017)
Tờ khai thân nhân : “Supplementary Questionnaire”
Chứng minh thư nhân dân (bản sao công chứng)
Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng)
Giấy chứng minh tình trạng hôn nhân: Giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, chứng nhận độc thân (nếu có). (bản sao công chứng)
Sơ yếu lý lịch (không cần xác nhận của chính quyền địa phương)
Chứng minh nghề nghiệp:
Nếu là chủ doanh nghiệp : Cung cấp giấy ĐKKD, giấy nộp thuế.
Nếu là người lao động : Hợp đồng lao động hoặc Quyết định bổ nhiệm chức vụ, Bảng lương 3 tháng và Đơn nghỉ phép.
Nếu là hưu trí : Sổ hưu, quyết định nghỉ hưu và thẻ lĩnh lương hưu.
 Chứng minh tài chính :
Thẻ tín dụng quốc tế + xác nhận số dư tài khoản ngân hàng có dấu đỏ  hoặc sổ tiết kiệm.
Sổ đỏ nhà đất, giấy tờ chủ sở hữu xe, bất động sản……
Đối với trẻ em :
Giấy khai sinh (bản sao)
Giấy bảo lãnh của cha mẹ (Greentours cung cấp)
Giấy tờ liên quan đến việc học (bản gốc hoặc photo). (Giấy khen, bảng điểm…)
3 ảnh 4x6 phông trắng.
Thư mời: Chứng minh mối quan hệ với người mời.
Thời hạn xét cấp visa và một số điều cần biết khác khi xin cấp visa du lịch New Zealand
Thời hạn xét cấp visa du lịch New Zealand là 5 ngày nếu hồ sơ của bạn đầy đủ và không có vấn đề gì. Tuy nhiên có thể sẽ kéo dài hơn nếu bạn bị yêu cầu bổ sung giấy tờ hoặc phỏng vấn visa. Còn nếu hồ sơ của bạn bị trả lại thì sẽ được trả trong vòng 1 tuần và không nêu lý do vì sao bị trả lại.
Xem thêm thuê wifi du lịch châu âu

Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục xin visa du lịch New Zealand:

Nếu hồ sơ của bạn thiếu hoặc có thông tin sai, không xác định được thì hồ sơ của bạn sẽ không được chấp nhận và bạn phải đợi ít nhất 3-6 tháng mới được làm visa tiếp.
Nếu bạn ở Hà Nội bạn có thể đến Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam ở số 63 Lý Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc đến Tổng Lãnh sự quán ở Phòng 804, Tầng 8, Toà nhà Metropolitan, 235 Đường Đồng Khởi, Q.1, TP.Hồ Chí Minh nếu bạn ở Sài Gòn để làm thủ tục hồ sơ xin visa du lịch New Zealand. Thời gian làm việc từ 8h đến 11h30 từ thứ 2 đến thứ 6.
Sau khi bạn nộp hồ sơ sẽ được cấp biên nhận hồ sơ. Nếu không có hãy hỏi người nhận hồ sơ của bạn.
Nếu hồ sơ của bạn được xét duyệt thông qua, Đại sứ quán hoặc  Tổng lãnh sự quán New Zealand sẽ liên lạc với bạn bằng điện thoại trong vòng 5 ngày, nếu lâu hơn bạn cũng đừng gọi điện hỏi hoặc giục nhé. Bởi có thể hồ sơ của bạn thiếu hoặc họ đang điều tra thông tin mà họ cho rằng nó có vấn đề. Cho nên một kinh nghiệm, hướng dẫn làm thủ tục xin visa du lịch New Zealand bổ ích là bạn nên làm trước chuyến đi khoảng 1-2 tháng.
Ngoài trường hợp nhân đạo, các trường hợp xin cấp nhanh visa sẽ không được xét duyệt. Trường hợp khẩn cấp đề nghị liên lạc sớm với ĐSQ hoặc Tổng LSQ, đồng thời nêu rõ lý do bạn cần visa sớm.
Sau khi đọc bài viết này, tham khảo toàn bộ thông tin mà Green Tours cung cấp thì bạn đã có thể tự tin nộp đơn xin visa đi New zealand rồi. Nhưng nếu bạn quá bận rộn với công việc của mình, hoặc không đủ tự tin khi xin visa thì hãy gọi ngay cho Green Tours nhé. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn từ A đến Z trong quá trình xin visa đầy rắc rối này.

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Những điều nên lưu ý trước khi du lịch Thái Lan

1. Dùng cử chỉ "wai" để chào người dân địa phương

Điều cần phải biết đầu tiên là cách chào người dân địa phương bằng ngôn ngữ của họ. Người Thái rất lịch sự và tôn trọng, ngay cả khi gặp người lạ. Để chào hỏi, bạn nói "sa-waa-dii-ka" nếu bạn là phụ nữ và "sa-waa-dii-krap" nếu bạn là nam giới.

Một cử chỉ không thể thiếu khi chào có tên là “Wai”. Cử chỉ giống như cầu nguyện và kèm theo một cái cúi đầu nhẹ. Khi chào, bạn phải cúi xuống để tránh nhìn thẳng vào mắt đối phương. Người Thái cho rằng, động tác “ Wai” là một cử chỉ cao quý, tư thế khi chào giống với hình dạng búp sen, một biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo.

2. Ăn mặc phù hợp

Thái Lan là điểm đến hấp dẫn dành cho những du khách ba lô. Ngành du lịch địa phương phụ thuộc nhiều vào những vị khách này, nhưng họ bị người Thái xem thường vì thiếu tôn trọng văn hóa địa phương, đặc biệt là trong cách ăn mặc.

Du khách có thể mặc thoải mái theo cách của họ tại những thành phố lớn như Bangkok, nhưng nên lựa chọn trang phục che kín vai và dài quá đầu gối khi dới những địa điểm được người dân địa phương coi là tôn nghiêm như đền, chùa hay các công trình Hoàng gia.

3. Tránh bàn luận về chính trị và Hoàng gia

Vương quốc Thái Lan được điều hành bởi một chính phủ Hoàng gia do nhà vua đứng đứng đầu. Du khách đến quốc gia này nên tránh bàn luận về chính trị và Hoàng gia vì họ được người dân địa phương tôn kính và yêu quý. Việc nói xấu về Hoàng gia có thể bị phạt nặng.

4. Tôn trọng khi tham quan các ngôi đền

Tại đất nước với 94% dân số theo đạo Phật, du khách đều muốn tới tham quan các ngôi chùa và đền đẹp trên khắp Thái Lan. Mặc dù vậy, điều cần ghi nhớ rằng, các bức ảnh và tượng tại những nơi này đươc coi là linh thiêng, nên bạn thể hiện thái độ tôn trọng. 

Những hành động trèo lên tượng Phật, chỉ chân về phía tượng Phật hay chụp ảnh đùa nghịch với hình ảnh linh thiêng đều khiến người dân địa phương phẫn nộ.

5. Không trộn các món ăn với nhau

Nếu bạn mê ẩm thực, Thái Lan là địa điểm lý tưởng nhất. Người dân địa phương rất hiếu khách và gần như lúc nào cũng ăn. Khi thưởng thức bữa ăn cùng với người Thái, du khách có thể ngồi bàn trong nhà hay ngồi dưới sàn theo vòng tròn ở ngoài trời.

Khi trải nghiệm bữa ăn của người Thái, du khách sẽ thấy một số bát hay đĩa chứa các món ăn khác nhau. Điều cần chú ý là bạn không nên trộn chúng với nhau khi ăn và ghi nhớ rằng thưởng thức trái cây sau bữa ăn vì đây là món tráng miệng.

6. Chuẩn bị ngồi xổm trong nhà vệ sinh

Chỉ ở khách sạn và thành phố lớn, du khách mới có thể tìm thấy bệ xí bệt và giấy lau trong nhà vệ sinh. Kiểu bệ xí phổ biến nhất ở Thái Lan là ngồi xổm và phải lấy nước từ vị trí khác xả vào bồn cầu.

Xem thêm thuê wifi đi thái lan

7. Tắm bằng xô

Các nhà nghỉ và khách sạn có trang bị vòi hoa sen trong phòng tắm. Nhưng du khách muốn ở cùng người dân địa phương, cần chuẩn bị cho việc phải tắm bằng xô. Đầu tiên, bạn cần xả nước vào trong xô trước khi đổ lên người cho tới khi tắm sạch. Một điều cần lưu ý là bạn nên tắm 2 lần/ngày khi ở cùng người dân địa phương.

8. Tránh bắt tay và ôm

Thái Lan được gọi là “vùng đất của những nụ cười” và rất thân thiện với du khách nước ngoài. Nhưng một điều quan trọng cần ghi nhớ là người Thái không có văn hóa bắt tay hay ôm người khác. Bởi vì bắt tay được coi là dơ bẩn trong khi hành động ôm bị coi là không chuẩn mực.

9. Tháo giày dẹp khi vào nhà


Tại Thái Lan, nhiều hành vi phản ánh giá trị của đạo Phật. Một số ví dụ như không đặt túi lên sàn nhà, bỏ giày dép khi vào trong nhà, cửa hàng và các công trình đền, chùa. Túi không được đặt lên sàn nhà vì đây là nơi có giá trị cao trong giáo dục, trong khi việc cởi bỏ giày dép được cho là để thể hiện sự sạch sẽ và tôn trọng.

10. Không quá thẳng thắn trong giao tiếp

Tại các thành phố lớn như Phuket, Chiang Mai và Bangkok, du khách sẽ gặp nhiều người Thái có thể nói tiếng Anh, nhưng bạn có thể thấy người dân địa phương trả lời câu hỏi của bạn theo cách vòng vo. Bởi vì họ không thích giáo tiếp theo cách quá thẳng thắn.

11. Tìm hiểu một số thành ngữ của người dân địa phương

Du khách nên học một số thành ngữ và cụm từ mà người dân địa phương hay dùng khi tới Thái Lan.  "Greng-jai” có nghĩa là “Tôi không muốn bị làm phiền”, "Jai-yen-yen" là “Hãy bình tĩnh”, "Mai-bphen-rai" có thể được hiểu là “Không cần lo lắng”.